Trong văn hóa ăn uống thường ngày của người Hàn Quốc và người Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt, nếu chúng ta chúý tìm hiểu một chút sẽ thấy rất thú vị.
Trong văn hóa ăn uống thường ngày của người Hàn Quốc và người Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt, nếu chúng ta chúý tìm hiểu một chút sẽ thấy rất thú vị.
Trên bàn ăn bạn cũng nên chú ý đến cách sử dụng đũa và thìa khi đang dùng bữa. 2 vật dụng cũng có các cách sử dụng riêng của chúng. Thìa sẽ được sử dụng trong việc múc canh và cơm trong bát của mình. Đũa sẽ được dùng để gắp thức ăn bên ngoài. Đặc biệt không sử dụng hai vật dụng này cùng lúc. Khi gắp thức ăn bỏ vô trong bát thì sẽ được đặt xuống bàn rồi dùng muỗng để xúc cơm và đồ ăn lên. Điều này nhằm để tránh rơi rớt trong quá trình dùng bữa gây thiếu thanh lịch.
Không cầm chén cơm, chén canh lên ăn mà phải đặt trên bàn
Người Hàn Quốc sử dụng thìa để ăn cơm và canh, còn đũa sẽ dùng để gắp thức ăn trên bàn. Trường hợp muốn gắp thức ăn cho người khác, bạn nên dùng đôi đũa mới khác nhé!
Tuyệt đối bạn không được cắm thẳng đũa vào bát cơm vì sẽ bị xem là thô lỗ. Người Hàn cho rằng đó giống như việc cắm hương cho người mất trong tang lễ. Khi không dùng đến, bạn có thể để đũa thìa sang một bên hoặc để trên miếng sứ dùng để kê đũa thìa.
Dụng cụ ăn uống của người Hàn Quốc là đũa và thìa
Người Hàn đôi khi cũng sử dụng đĩa lớn để bày biện thức ăn lên trên bàn. Tuy nhiên, khi ăn, bạn chỉ nên gắp thức ăn vào đĩa phụ của mình rồi ăn thay vì dùng trực tiếp đĩa lớn. Ăn chung đĩa chính sẽ bị đánh giá là bất lịch sự.
Lựa hay xới tung thức ăn trên bàn ăn sẽ khiến những người xung quanh khó chịu. Đây cũng là phép lịch sự trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc cũng như các quốc gia khác.
Trong văn hóa của người dân Hàn Quốc quan niệm rằng chỉ có những người ăn xin bị bỏ đói lâu ngày vì quá đói nên mới phải nâng bát lên ăn thật nhanh để thỏa lắp cơn đói lâu ngày, điều này ngược lại với trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên hành động nâng bát khi dùng bữa được xem là thô thiển, bất lịch sự.
Tư thế chuẩn mực khi ngồi ăn của người Hàn là ngồi ngay ngắn trước mặt người lớn hơn.
Đối với người Hàn, khi ăn phát ra tiếng chứng tỏ đó là một bữa ăn ngon. Điều này khác khác biệt rất lớn so với văn hoá Việt Nam, ở Việt Nam thì khi ăn bạn không được phát ra tiếng động, phải nhỏ nhẹ.
Ăn uống cùng người Hàn, bạn thường sẽ thấy họ xúc 1 miếng thật to cho vào miệng. Khi nhai thì phát ra những tiếng “rồn rột”. Đó được xem là một điều bình thường tại Hàn Quốc, chứng tỏ bữa ăn đó rất ngon (Đặc trưng trong văn hóa ăn uống của người Hàn).
Trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, Nhật Bản, người ăn phải nâng bát lên nhưng tại đất nước xứ sở kim chi thì ngược lại. Theo lễ nghi ăn uống của người Hàn Quốc, bạn tuyệt đối không được cầm bát lên khi ăn. Người dân xứ Hàn quan niệm rằng “Chỉ có ăn mày mới bưng bát lên ăn” nên họ rất kiêng kỵ điều này.
Không vừa nhai vừa nói cũng giống như người Việt ta.
Tương tự như văn hóa ăn uống của người Việt Nam, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc cũng có quy tắc trên bàn ăn. Có những lễ nghi ăn uống còn khắt khe hơn rất nhiều so với đất nước ta. Nếu bạn không muốn bị đánh giá là người không biết lễ nghĩa thì tham khảo ngay những quy tắc trên bàn ăn của người Hàn Quốc dưới đây:
Trong khi dùng bữa, bạn cũng nên duy trì tốc độ ăn giống với những người ngồi cùng bàn. Ăn quá nhanh rồi ngồi đợi hoặc ăn quá chậm cũng sẽ làm người khác cảm thấy ngại.
Khi ăn cùng người lớn tuổi hơn, bạn không nên rời khỏi bàn ăn trước. Việc rời khỏi bàn ăn khi người lớn còn đang ngồi là thiếu lễ độ.
Trong lễ nghi ăn uống của người Hàn Quốc, họ dùng tay che miệng khi dùng tăm sau bữa ăn. Tuy nhiên nhiều nhà hàng ở Hàn Quốc, nhân viên lại không để tăm trên bàn ăn. Tăm thường để bên quầy thu ngân tính tiền. Và chỉ khi thanh toán, bạn mới tiện đường lấy tăm để xỉa răng. Vì vậy, bạn cũng hiếm khi thấy người Hàn dùng tăm ngay trên bàn ăn.
Trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, họ cũng chú trọng đến triết lý âm dương ngũ hành. Đó là: sự hài hòa âm dương của thức ăn - Sự hài hòa âm dương của chủ thể (con người) - Sự hài hòa âm dương giữa con người và không gian - Sự hài hòa âm dương giữa con người với thời gian (mùa trong năm).
- Món gà hầm sâm hay còn gọi là canh gà (삼계탕) có 2 nguyên liệu chính là thịt gà và sâm (dương) nên sẽ hầm với gạo nếp (âm).
- Món mì lạnh (냉면) gồm mì kiều mạch (âm) nên sẽ ăn chung với trứng (dương).
- Canh đậu phộng (âm) ăn với kim chi củ cải (dương).
- Canh hải sản (해물탕) có các nguyên liệu cua, sò, tôm, bạch tuộc (âm) sẽ nấu với ớt, muối, tiêu (dương).
Người bị ốm (do âm khí quá lớn) cần bổ sung các món ăn dương tính. Ngược lại, người bị ốm do dương khí quá lớn nên bổ sung thức ăn có tính âm để cân bằng. Để giải rượu hiệu quả, người Hàn Quốc hay ăn canh giá đỗ (콩나물국), canh cá pô lắc khô (북엇국) hoặc canh rau cải khô (우거지국).
Vị trí địa lý Hàn Quốc có ba mặt giáp biển nên các loại tảo biển, hải sản rất đa dạng. Người Hàn Quốc thường mua tảo bẹ (다시마) và cá cơm để làm nước dùng. Sử dụng lá kim làm thành món cơm cuộn (kimbap - 김밥) nổi tiếng.
Tùy vào mỗi mùa trong năm, người Hàn Quốc sẽ ăn những món ăn đặc trưng như: mùa xuân thì có món bạch tuộc xào (주꾸미), canh ngải cứu cá bơn (도다리 쑥국), súp tương đậu (냉이된장국),... Mùa hè thì canh gà hầm sâm lấy nóng trị nóng. Mùa thu có món cua ngâm tương. Mùa đông đặc trưng là các món đã ủ lên men và rau củ sấy khô.
Nét đặc biệt trong lễ nghi ăn uống của người Hàn Quốc đã được Du học Hiast tổng hợp đầy đủ ở trên. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc ngồi ăn chung bữa ăn với người dân xứ sở kim chi. Theo dõi https://duhochiast.com/ thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức Hàn Quốc thú vị khác nhé!
Quy tắc trên bàn ăn người Hàn Quốc là một chủ đề được rất nhiều bạn khi sang Hàn rất quan tâm hiện nay. Giống như các quốc gia khác, ở Hàn Quốc cũng có những quy tắc khi ăn, văn hóa ăn uống mà nếu nắm rõ thì sẽ tạo được thiện cảm với những người trên cùng bàn ăn với bạn. Điều này không những là phép lịch sự cơ bản mà còn giúp bạn không bỡ ngỡ khi ăn cùng bàn với người Hàn quốc, thuận lợi trong công việc và thoải mái khi ăn.
Hãy cùng VJ Việt Nam khám phá Quy tắc trên bàn ăn của người Hàn Quốc nhé!
Quy tắc trên bàn ăn của người Hàn Quốc
Điều này khá tương đồng trong văn hóa Việt Nam, không nói chuyện khi trong miệng vẫn còn thức ăn là phép lịch sử cơ bản mà ai cũng được dạy. Hãy nên trò chuyện khi mà trong miệng không có thức ăn để tránh trường hợp rơi vụng thức ăn ra ngoài khi đang nói chuyện gây mất thiện cảm và thanh lịch. Hành động vừa ăn vừa nói cũng được đánh giá là không tốt đối với sức khỏe, vì có thể gây sặc.
Người Hàn cũng áp dụng triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực. Bao gồm: sự hài hòa âm dương của khách thể (thức ăn) – Sự hài hòa âm dương của chủ thể (con người) – Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với không gian (môi trường tự nhiên) – Sự hài hòa âm dương giữa chủ thể với thời gian (mùa).
Người bị ốm do âm khí quá lớn cần ăn thức ăn dương tính. Ngược lại, người bị ốm do dương khí quá lớn nên bổ sung thức ăn âm tính để lấy lại cân bằng cho cơ thể. Để giải rượu, người Hàn Quốc hay ăn canh giá đỗ (콩나물국), canh rau cải khô (우거지국) hay canh cá po lắc khô (북엇국).
Hàn Quốc có ba mặt giáp biển nên các loại tảo biển, hải sản cũng hết sức đa dạng. Người Hàn Quốc sử dụng tảo bẹ (다시마) và cá cơm làm nước dùng. Lấy lá kim cuộn với cơm tạo thành món cơm cuộn (김밥) nổi tiếng. Tùy vào từng mùa, người Hàn Quốc ăn những món ăn đặc trưng khác nhau như: mùa xuân thì bạch tuộc xào 주꾸미, 도다리 쑥국, 냉이된장국,… Mùa hè thì ăn gà hầm sâm lấy nóng trị nóng. Mùa thu thì cua ngâm tương. Mùa đông thì các loại thực phẩm lên men và rau sấy khô.