Cần Câu Cá Lóc Máy Đứng

Cần Câu Cá Lóc Máy Đứng

Thời gian: 1/2 ngày (05h00 - 12h00) Khởi hành: Hàng ngày

Thời gian: 1/2 ngày (05h00 - 12h00) Khởi hành: Hàng ngày

Vị trí của điểm cắm trại câu cá Hồ Suối Hai

Chắc hẳn mọi du khách quan tâm tới việc câu cá luôn quan tâm tới địa điểm mình sẽ buông cân. Ngoài ra trong những chuyến câu cá dài ngày thì việc cắm trại ở Ba Vì là không thể thiếu. Một căn lều trại chất lượng giúp cần thủ có thể yên tâm nghỉ ngơi và ôm cần. Ngày nay xu hướng câu cá tự nhiên ngày càng được yêu thích. Khi họ có thể thỏa sức chinh phục những con thủy quái ngoài tự nhiên không qua nuôi dưỡng.

Câu cá Hồ Suối Hai nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía tây. Du khách chỉ mất khoảng hơn 1h chạy xe là chinh phục những con thủy quái lên tới hàng chục kg. Du khách có thể di chuyển theo hướng đại lộ thăng long hoặc đường 32. Các tỉnh lân cận sẽ di chuyển theo nhiều hướng khác nhau để thuận tiện cho việc di chuyển.

Liên hệ cắm trại câu cá Hồ Suối Hai

Nếu bạn đang muốn trải nghiệm cắm trại câu cá Hồ Suối Hai nhưng bạn không biết địa điểm nào thích hợp. Hãy gọi ngay tới hotline: 096.7007.488 – Ms Hằng để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi đã và đang hợp tác với nhiều điểm cắm trại, câu cá tại Hồ Suối Hai. Các điểm này đều nằm ven hồ với các dịch vụ chất lượng để du khách có những phút giây thư giãn, giải trí trong việc câu cá.

Du khách tham khảo thêm điểm cắm trại ở Ba Vì tại: https://thuhangtravel.vn/tong-hop-cac-dia-diem-cam-trai-gia-re-o-ba-vi-cho-du-khach/

(TN&MT) - Theo câu hát đò đưa dìu dặt, tôi tìm về cá mát sông Giăng. Con sông như dải lụa mềm uốn khúc đã bao đời đi vào thơ ca nhạc họa, là điểm du lịch sinh thái không chỉ của huyện Thanh Chương và của cả tỉnh khi Nghệ An có vùng Bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia Pù Mát, một trong những khu rừng nguyên sinh đẹp nhất, có hệ sinh thái phong phú đa dạng nhất của cả nước.

Dẻo cơm kẻ Quạ, ngon măng chợ Cồn...

Con sông Giăng hiền hòa thơ mộng bắt nguồn từ đại ngàn Trường Sơn chảy qua Anh Sơn, qua vùng thượng huyện Thanh Chương, là hợp lưu của sông Lam, một trong những con sông lớn và dài nhất miền Trung. Phải chăng vì thổ nhưỡng hay vì khí hậu đặc trưng vùng miền mà sông Giăng mang trong mình nhiều đặc sản quý giá. Một trong những đặc sản trời ban đó là cá sông Giăng. Nói đến “cá sông Giăng, măng chợ Cồn” thì người Nghệ ai mà chả biết. Cũng như măng chợ Cồn, cá sông Giăng không chỉ nhiều mà còn ngon nổi tiếng. Nhưng nói đến cá sông Giăng thì phải nói đến cá mát. Ai đã từng được thưởng thức một lần thì suốt đời khó có thể quên.

Người viết bài này cũng từng nhiều lần được thưởng thức món đặc sản miền sơn cước ấy. Tôi nhớ mãi cách đây mấy chục năm khi đến chơi nhà ông Chắt Chế ở xã Thanh Đức. Khi đó tôi còn là chàng thanh niên trẻ, là chỗ quen thân lâu ngày với cha tôi nên gia đình ông đón tiếp tôi rất thân tình, niềm nở. Ông để bà nhà cùng cô con gái tên Ngân, cô con gái rượu duy nhất của ông cũng trạc tuổi tôi ngồi nhà tiếp khách, còn ông ôm chài xuống sông. Nhà ông nằm ngay trên bờ sông Giăng, vườn rộng, cây cối nhiều, có lối đi xuống sông thoai thoải. Chỉ chưa đầy tiếng đồng hồ, sau mấy lượt quăng chài mà ông đã mang về một giỏ đấy tôm cá, trong đó khoảng gần một nửa là cá mát tươi roi rói. Ông chọn mấy con to bằng lưỡi dao đem nướng, còn lại kho, rán đãi khách. Gắp cá vừa đặt lên lò than, mùi thơm đã sực nức dậy cả một vùng. Bữa cơm quê thật thịnh soạn. Dù đã xa mấy chục năm mà mùi thơm ấy, cái hương vị đậm đà ấy vẫn theo tôi mãi đến tận bây giờ. Mỗi khi nghĩ về quê hương là tôi lại nhớ về sông Giăng, cá mát sông Giăng và bữa cơm gia đình ấm áp nghĩa tình mà ông bà đãi tôi thuở ấy như một kỷ niệm đẹp không bao giờ quên.

Cách đây mấy năm, tôi lại có dịp sang chơi nhà người bạn ở xã Thanh Liên, gần chợ Giăng. Anh bạn cũng thuộc loại thích khám phá, thích giao lưu cùng bạn bè. Anh đã tổ chức cho tôi một chuyến du lịch sinh thái du thuyền trên sông Giăng đầy ấn tượng. Chúng tôi được mời xuống thuyền của một gia đình vạn chài cũng là chỗ quen biết. Anh nói rõ là muốn cho bạn đi du lịch và thưởng thức đặc sản “cá mát sông Giăng”. Vợ chồng chủ thuyền nhiệt tình tiếp đón chúng tôi như những người thân. Chủ thuyền bảo vợ vò ngay ấm nước chè xanh, còn anh cho thuyền chạy lên mấy cây số phía mạn ngược để chúng tôi ngắm cảnh đôi bờ sông nước, và theo anh, khoảng ấy mới có nhiều cá. Cảnh vật hai bên bờ sông thật đẹp. Chợ Giăng, chợ Chùa trên bến dưới thuyền, quán xá nhấp nhô ẩn hiện dưới những tán nhạn, bàng, phượng vĩ. Làng mạc trù phú, cây cối sum suê tươi tốt. Thi thoảng có những cánh chim bay liệng từ bờ này sang bờ khác trông thật thanh bình, yên ả. Trải dài hai bên bờ sông là bạt ngàn những vườn chuối, mít, những bãi mía nương ngô xanh ngút mắt. Những con thuyền nhỏ xuôi ngược mang theo những lâm thổ sản của miền sơn cước. Trước đây khi còn có Nhà máy Phốt phát, thuyền, xà lan chở quặng, chở hàng chạy suốt ngày, và cứ cách vài cây số lại có một bến đò ngang, nhưng nay đã có cầu chợ Chùa bắc qua sông nên người xe đi lại chủ yếu qua cầu, nhiều bến đò theo thời gian cũng đã trở thành hoang phế.

Trong khi cho thuyền chạy ngược, chủ thuyền nhắc vợ cho than hoa vào tréc đất để chuẩn bị khi bắt được cá mát là có thể nướng ngay tại chỗ cho ngon. Đến một khúc quanh, nước trôi chầm chậm, thi thoảng có vài vòng xoáy, anh cho dừng thuyền. Ấm nước chè xanh om cũng vừa độ chín, chị vợ rót ra bát mời mọi người cùng uống. Nước chè Giăng ngon thật, hương thơm vị đượm, xanh sóng sánh. Chúng tôi vừa uống nước vừa ngắm cảnh. Còn vợ chồng chủ thuyền cũng bắt đầu buông lưới quăng chài. Nào lưới nào chài, quăng đi quăng lại cuối cũng bắt được mấy con cá mát và vài cân cá vặt. Theo người chủ thuyền, cá mát dạo này ít, không còn nhiều như xưa nữa. Mấy con cá mát được chị chủ kẹp vào cái kẹp tre tươi bắc ngang lên nồi than hồng để nướng. Chị vừa quạt vừa lật trở, gắp cá chuyển màu từ trắng sang vàng sậm, mùi thơm nức bốc lên điếc mũi. Dịch vị theo đó cũng đã tứa ra cả chân răng. Chưa ăn mà đã thấy ngon. Theo kinh nghiệm dân gian, cá mát không chỉ ăn ngon, thơm bùi béo mà còn rất bổ dưỡng...

Anh bạn tôi rút trong túi ra một chai rượu nếp nút lá chuối và mấy thứ gia vị đã chuẩn bị trước. Sau mấy lần lật trở, những con cá vàng ươm thơm nức được gỡ ra đĩa. Bên cạnh đĩa cá nướng là đĩa măng rừng, bát nước chấm dậy mùi.

Người chủ thuyền xoa hai bàn tay vào nhau trịnh trọng: “Nào mời các bác, đũa thì có đấy, nhưng mấy cái khoản này ta dùng tay cho nó tiện”. Rượu được rót ra, chúng tôi cùng nâng cốc chúc sức khỏe, cảm ơn vợ chồng người chủ thuyền nhiệt tình và chúc chuyến du lịch thành công. Cá mát nướng nhắm với rượu quả là tuyệt tác, măng rừng nhắm rượu cũng hay, vừa bén rượu lại ít say, cũng là kinh nghiệm của dân nghề vạn. Rượu được vài tuần, chủ thuyền “dốc bầu” áy náy: “Các bác thông cảm cho vì hơi đột ngột, không kịp chuẩn bị nên sự đón tiếp chưa thật mỹ mãn, điều kiện trên sông nước cũng chỉ có vậy, dù tạm gọi là có đủ “sơn hào hải vị”. Trên rừng có măng, dưới sông có cá, lại thêm món rượu nếp thơm lừng, quả là tinh túy của đất trời hội tụ. Nhưng em vẫn áy náy thiếu đi món Nhút Thanh Chương quê nhà, mùa này không phải mùa mít nên chỉ có nhút mặn. Nếu có dịp xin mời các bác mùa mít năm sau tái ngộ. Lúc đó em có thể đưa các bác đi xa hơn, thăm thú được nhiều hơn”.

Trong câu chuyện về sơn hào hải vị trên sông nước, người chủ thuyền không giấu được vẻ đượm buồn khi kể về cá mát sông Giăng. Anh bảo ngày xưa sông này nhiều cá lắm, cá mát cũng rất nhiều và dễ đánh bắt. Nhưng từ khi đắp đập Phà Lài, ngăn phía thượng nguồn thì lưu lượng nước giảm, lượng cá mát cũng giảm hẳn. Không chỉ cá mát mà các loại cá khác cũng ít dần. Theo anh thì các loại cá này có đặc tính đến mùa sinh sản phải bơi ngược tận thượng nguồn để sinh đẻ, mà nay ngăn đập cao quá nên cá không vọt qua được. Thêm vào đó là nạn đánh bắt bằng điện, nạn ô nhiễm môi trường từ các chất thải độc hại, chất độc thuốc trừ sâu trên đồng chảy xuống... làm cho dòng sông bị ô nhiễm, các loài thủy sinh phải oằn mình gánh chịu, nên cá tôm cứ thế ít dần, ít dần.

Chiều tà, ánh hoàng hôn đã bảng lảng trên mặt nước, những vệt nắng nhạt cũng đã khuất dần, lác đác khói lam chiều tỏa trên các mái bếp ven sông. Khói sóng như những đám sương mỏng bay là là tím biếc. Trên trời mây lững lờ trôi, những đàn chim vội vã bay về phía rừng xa tìm chốn ngủ, chúng tôi lưu luyến chia tay vợ chồng người chủ đò hiếu khách, hẹn ngày tái ngộ. Lòng băn khoăn tự hỏi: Rồi đây không chỉ Sông Giăng, mà cả thượng nguồn sông Hiếu, sông Con, Nậm Nơn, Nậm Mộ… liệu còn cá mát nữa không?