Chó Mèo Không Bị Dại Cắn Có Sao Không

Chó Mèo Không Bị Dại Cắn Có Sao Không

Chó không bị dại cắn có sao không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé.

Chó không bị dại cắn có sao không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé.

Bị chó dại cắn có biểu hiện gì?

Sau khi bị chó dại cắn, người bị cắn có nguy cơ mắc bệnh dại rất cao. Bệnh có thể phát triển thành một trong hai dạng chính là thể hung dữ (thể cuồng) và thể liệt (2). Thông thường, hầu hết người bị chẩn đoán bị dại đều mắc thể cuồng của bệnh dại, họ phải trải qua những triệu chứng vô cùng nghiêm trọng và khủng khiếp.

Cụ thể, khi mắc bệnh dại dạng cuồng, bệnh nhân có thể gặp phải các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, ngứa ngáy và có cảm giác bỏng hoặc châm chích tại vị trí bị cắn. Sau vài ngày, triệu chứng của bệnh dại tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn khi virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây ra ảo giác, tâm trạng lo lắng, khó kiểm soát hành vi, thay đổi tính tình, dị giác và giật cơ ở nơi bị cắn. Bên cạnh đó, người bị cắn thường xuất hiện tình trạng sợ sệt khi tiếp xúc với nước, gió, ánh sáng hay tiếng ồn. Sau đó, người bệnh có thể tăng tiết nước bọt, sủi bọt ở miệng, tê liệt cơ bắp, khó thở và cuối cùng là tử vong do ngừng tim và ngừng hô hấp.

Các trường hợp người bệnh mắc bệnh dại thể liệt, họ thường có triệu chứng tê liệt cơ bắp. Sau một thời gian, bệnh nhân không có triệu chứng sợ nước, có thể rơi vào tình trạng hôn mê từ từ, yếu cơ, liệt cơ, mất cảm giác và có thể tử vong bất cứ lúc nào do liệt hô hấp. Vì vậy, nếu bị chó dại cắn, quan trọng để tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ và tác động của bệnh dại.

Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, ngay cả khi vết thương không quá nghiêm trọng, nguy cơ lây nhiễm virus dại, mắc bệnh và tử vong là rất cao. Vì vậy, sau khi bị chó dại cắn, việc sơ cứu nhanh chóng và đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Có thể tham khảo một số thao tác cần làm khi bị chó dại cắn như sau:

Bị chó dại cắn tiêm phòng có khỏi không?

CÓ THỂ. Nếu sau khi bị chó dại cắn, người bị cắn được sơ cứu vết thương nhanh chóng, đúng cách, được tiêm vắc xin dự phòng sau phơi nhiễm và huyết thanh kháng dại kịp thời theo chỉ định của bác sĩ, khả năng cao sẽ không bị mắc bệnh dại.

Theo 8 nghiên cứu gần nhất về hiệu quả dự phòng sau phơi nhiễm của Suntharasamai (1986); Chutivongse (1988, 1990); Sehgal (1994); Jaijaroensup (1998); Wang (2000); Quiambao (2008, 2009), 100% bệnh nhân được sống sót sau khi dự phòng sau phơi nhiễm với vết thương độ III được xác định bị cắn bởi thú vật nhiễm bệnh dại.

Phác đồ tiêm phòng bệnh dại (Áp dụng cho vắc xin Verorab & Abhayrab)

– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).

– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.

– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).

– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.

(*) Dành cho người có nguy cơ cao như nhân viên làm trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu hay sản xuất liên quan đến Dại, bác sỹ thú y, người thám hiểm hang động, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh dại ở động vật…

– Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 – N3 – N7

– Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28

Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) – N7 – N21

Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.

– Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 – N3 – N7

– Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28

(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi

(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày

Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.

Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)

– Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).

Trong trường hợp trẻ bị chó cắn, thường không sử dụng mũi tiêm uốn ván, trừ khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm bẩn với đất, tình trạng vết thương hở, sâu, nặng và trẻ chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đó. Phác đồ tiêm uốn ván cho trẻ sau khi bị chó cắn như sau:

– Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm mũi 1

– Mũi 3: 2 tháng sau khi tiêm mũi 2

– Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3

– Mũi nhắc: Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể

– Nếu đã tiêm 4 mũi trước đó: Không cần tiêm

– Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể

Khi bị chó dại cắn, cần giữ bình tĩnh để tránh tình huống trở nên tệ hơn và giảm nguy cơ chó tiếp tục tấn công. Tiến hành kiểm tra vết thương để đánh giá mức độ tổn thương và cầm máu, đồng thời rửa sạch vết thương bằng nước lạnh và xà phòng, loại bỏ các dị vật như da chết, đất, lông. Sử dụng thuốc sát trùng như cồn, oxy già để làm sạch vết chó cắn và sát khuẩn. Nếu vết thương chảy máu, cần cầm máu bằng cách đặt miếng gạc y tế và nén cho đến khi máu ngừng chảy. Nhờ người bắt nhốt chó sau khi cắn và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, sơ cứu và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kịp thời.

Cả nước có 44 ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm đến nay, tăng 30% so với cùng kỳ 2023, theo thống kê công bố ngày 17/6 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, hơn 96.000 người bị chó mèo cắn, cào, phải điều trị dự phòng.

Dại là bệnh do nhiễm virus cấp tính tấn công hệ thống thần kinh trung ương, lây từ động vật sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt chứa virus dại. Khi khởi phát triệu chứng, người bệnh nguy cơ tử vong 100%.

Bệnh chưa có thuốc đặc hiệu, vaccine và huyết thanh kháng dại là biện pháp điều trị dự phòng duy nhất. Tuy vậy, theo BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, nhiều người bị chó, mèo cắn nhưng không tiêm ngừa dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus, phát bệnh dại.

Người tiêm vaccine dại tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh

Vật nuôi cắn là chuyện thường ngày

Bà Tây (62 tuổi) ngụ tại vùng quê Bình Thuận. Bà và những người hàng xóm thường gặp trường hợp bị chó, mèo cắn nhưng không ai nghĩ cần đi tiêm phòng, coi vết cắn như vết thương hàng ngày. Nếu vết thương chảy máu, bà chỉ lau khô rồi bôi muối sát khuẩn, dùng lưỡi dao hơ nóng áp vào miệng vết thương. Chẳng may bị ốm, bà tự mua thuốc, uống thấy khỏe thì tiếp tục đi làm.

Theo bác sĩ Phương, câu chuyện của bà Tây không hiếm gặp. Trong báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế công bố đầu năm nay, có 43,8% người suy nghĩ "dại là bệnh thông thường nên không đi tiêm". Trước đó, năm 2021, Chương trình phòng chống dại Quốc gia thống kê 54% người không tiêm phòng nghĩ rằng vaccine dại không cần thiết.

Bác sĩ Phương đánh giá, hai con số không chênh lệch nhiều, thể hiện quan niệm "tiêm dại không cần thiết" gần như không đổi sau 3 năm. Trong quá trình tư vấn tại VNVC, bác sĩ Phương cũng nhận thấy hiểu biết về vaccine dại và biện pháp phòng bệnh chưa cải thiện. Vì vậy cần có nhiều phương án để thuyết phục người dân tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ bệnh dại.

Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí dài tới một năm hay vài năm. "Trì hoãn thời gian tiêm sẽ tạo cơ hội để virus tấn công", bác sĩ Phương nói.

Bà Hà, 59 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP HCM, bị chó cắn nhưng ba ngày sau mới đến VNVC tiêm chủng. Bà nói vết trầy xước nhỏ, đi tiêm tốn tiền nên chỉ sát trùng tại nhà. Đến khi người thân thuyết phục, bà mới đến cơ sở tiêm ngừa.

Giống như bà Hà, một số người mang tâm lý tiếc tiền, sợ tốn kém nên không tiêm dại. Trong thống kê nêu trên của Bộ Y tế, có 8,2% người tham gia cho biết không đủ tiền để tiêm chủng khi bị chó, mèo cắn.

Vết mèo cào ở cổ tay đã liền của bà Hà. Ảnh: Nhật Linh

Theo bác sĩ Phương, chi phí tiêm phòng dại tùy thuộc vào từng trường hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá, đưa ra chỉ định dựa trên tình trạng vết thương, tình trạng con vật, tiền sử tiêm ngừa.

Phác đồ tiêm chủng gồm 5 mũi tiêm bắp hoặc 4 mũi tiêm dưới da trong 28 ngày. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm huyết thanh kháng dại nếu vết thương nghiêm trọng, gần vùng thần kinh trung ương, người chưa tiêm ngừa hoặc không rõ lịch sử tiêm. Các lần bị cắn, cào sau đó, người có sức khỏe bình thường, đã tiêm đủ liệu trình 5 mũi chỉ cần bổ sung 2 mũi, không cần tiêm huyết thanh.

Vaccine phòng dại có thể tiêm dự phòng trước khi bị cắn, phòng bệnh sớm, chủ động cho người có nguy cơ nhiễm virus dại như bác sĩ thú y, người chăm sóc vườn thú, kiểm lâm, đi du lịch ở xa cơ sở y tế khi có vết thương do động vật, trẻ em thường xuyên chơi với chó mèo... Phác đồ dự phòng gồm 3 mũi. Khi có vết thương chỉ cần bổ sung 2 mũi, không cần tiêm huyết thanh.

Giá tiêm phòng mỗi mũi vaccine dại dao động từ 250.000 đồng đến 495.000 đồng/liều. Ngoài ra, người dân có thể được chỉ định tiêm thêm mũi ngừa uốn ván, huyết thanh kháng uốn ván.

Báo cáo của Bộ Y tế nêu một số nguyên nhân khiến người dân hoãn ngừa tiêm dại khác như: 16,4% dùng thuốc nam trị vết thương; 5,5% trường hợp trẻ em bị cắn không nói với gia đình.

Bác sĩ Phương đánh giá tâm lý tin tưởng vào thuốc dân gian để chữa bệnh dại còn phổ biến tại nhiều địa phương. Việc này xuất phát từ định kiến vaccine gây nhiều tác dụng phụ, thuốc dân gian an toàn hơn. Một số trường hợp may mắn không phát bệnh dại sau đó truyền miệng thông tin không chính xác.

Chó là nguồn lây nhiễm virus dại phổ biến. Ảnh: Photo AC

"Với trường hợp từ chối tiêm chủng, cần giải thích nhiều lần về nguy cơ tử vong của bệnh dại, ích lợi của vaccine và các biện pháp điều trị dự phòng để họ hiểu, tin tưởng rồi thực hiện", bác sĩ Phương nói.

Bên cạnh việc tiêm chủng đúng lịch, đúng liều, bác sĩ Phương lưu ý sát trùng, vệ sinh vết thương đúng cách cũng góp phần chặn mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Ngay sau khi bị vật nuôi cắn, cào, mọi người cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch trong 15 phút hoặc với xà phòng sẵn có; sau đó dùng cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt sát trùng. Vết thương không được băng kín hoặc đắp lá, hút độc vì sẽ khiến virus đi vào cơ thể nhanh hơn. Sau khi vệ sinh vết thương, đưa ngay người bị cắn, cào đến trung tâm tiêm chủng để được tư vấn chủng ngừa.