Chương Trình Tesol Là Gì

Chương Trình Tesol Là Gì

Trong thời đại hội nhập, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, kinh doanh, du lịch,… Do đó, nhu cầu học tiếng Anh và trở thành giáo viên tiếng Anh ngày càng cao. Trong số những chứng chỉ tiếng anh, TESOL và IELTS là hai chứng chỉ  phổ biến hiện nay, nhưng chúng cũng có những mục đích khác nhau. Liệu chúng khác nhau như thế nào? Thi cái nào tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trong thời đại hội nhập, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, kinh doanh, du lịch,… Do đó, nhu cầu học tiếng Anh và trở thành giáo viên tiếng Anh ngày càng cao. Trong số những chứng chỉ tiếng anh, TESOL và IELTS là hai chứng chỉ  phổ biến hiện nay, nhưng chúng cũng có những mục đích khác nhau. Liệu chúng khác nhau như thế nào? Thi cái nào tốt hơn? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

TESOL là chứng chỉ bắt buộc tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện tại, chứng chỉ TESOL được yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên tiếng Anh (cả giáo viên bản địa và nước ngoài) ở hầu hết các trung tâm, tổ chức, trường học quốc tế, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy bộ môn này đúng theo quy chuẩn quốc tế, cũng như có thước đo để đánh giá năng lực người dạy dễ dàng hơn.

Chính vì vậy, khi ứng tuyển vào vị trí giáo viên bộ môn tiếng Anh tại Việt Nam, việc sở hữu chứng chỉ TESOL sẽ là một điểm cộng lớn, tăng tỷ lệ thành công trúng tuyển khi xin việc.

Đối tượng nào có thể học chứng chỉ TESOL?

Tất cả mọi người đều có thể học và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh, miễn là có niềm đam mê giảng dạy ngôn ngữ này và trình độ tiếng Anh ở mức tốt. Tuy nhiên, người học nên xác định định hướng nghề nghiệp của bản thân một cách nghiêm túc trước khi quyết định theo học, tránh mất thời gian, tiền bạc và công sức của bản thân.

Dưới đây là danh sách các đối tượng cụ thể nên học TESOL đề gắn bó lâu dài với việc giảng dạy tiếng Anh:

Sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh, sư phạm tiếng Anh tại các trường cao đẳng, đại học có định hướng trở thành giáo viên tiếng Anh.

Sinh viên các chuyên ngành khác, đã có chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, ... mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy tiếng Anh.

Du học sinh, sinh viên có trình độ tiếng Anh tốt muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp để tăng thêm thu nhập.

Giáo viên tiếng Anh muốn nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi kỹ năng sư phạm.

Điều kiện học TESOL ở mỗi cơ sở, trung tâm đào tạo sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung đều yêu cầu có trình độ tiếng Anh tốt. Tại Việt Nam, để học và thi lấy chứng chỉ TESOL, người học cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh hệ Đại học hoặc Cao đẳng.

Có chứng chỉ từ IELTS 6.0 trở lên hoặc bằng cấp khác tương đương nếu không theo học ngành tiếng Anh.

Nếu học viên đều không đáp ứng một trong 2 trên, người học cần đạt tối thiểu 6.0 IELTS trong bài test đầu vào.

“Tấm vé thông hành” trong sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh

Chứng chỉ TESOL được xem là "tấm vé thông hành" giúp người học tự tin phát triển sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ và trường học. Người học TESOL biết cách tạo ra môi trường học tập tích cực, tương tác hiệu quả với học sinh và giúp họ phát triển khả năng tiếng Anh.

Rõ ràng, trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, chứng chỉ TESOL là một yêu cầu cần thiết cho những người không học chuyên ngành sư phạm, và đối với những người có đào tạo chuyên môn, đây là một lợi thế lớn. Khi có cả bằng đại học/cao đẳng và chứng chỉ TESOL, bạn sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và có cơ hội tìm kiếm công việc với mức thu nhập hấp dẫn cả trong và ngoài nước.

Chứng chỉ TESOL có giá trị vô thời hạn

Các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL,… đều có thời hạn trong khoảng 2 năm. Riêng với TESOL, bạn chỉ cần học một lần và sở hữu tấm bằng vô thời hạn. Không những thế, bạn còn được tự do học lại để cải thiện điểm số. TESOL giúp các học viên tiết kiệm thời gian và tiền bạc tối đa. Chi phí bỏ ra rất ít so với giá trị mà các học viên nhận lại được.

TESOL là bắt buộc với giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, TESOL là một trong những điều kiện bắt buộc tại các trung tâm Anh ngữ hay trường học quốc tế. Vì là chứng chỉ có giá trị quốc tế, thế nên phương pháp giảng dạy này sẽ mang đến sự mới lạ, thú vị cho cả người giảng dạy lẫn học viên.

Chứng chỉ TESOL là một chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên thế giới. Do đó, việc sở hữu chứng chỉ TESOL sẽ giúp bạn có lợi thế hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm giáo viên tiếng Anh, đặc biệt là tại các trường quốc tế hoặc các trung tâm dạy tiếng Anh uy tín.

Các hình thức học chứng chỉ TESOL

Cũng giống như các chứng chỉ khác, việc học TESOL có thể được tổ chức dưới 3 hình thức phổ biến như sau:

Hình thức học tập truyền thống, học tập và thực hành trực tiếp tại lớp.

Hình thức học tập trực tuyến với 2 kiểu chính:

Lớp online đồng bộ: Học theo một khung giờ cố định thông qua  các nền tảng như Zoom, Google Meet, ... Tất cả các học viên sẽ phải tham gia học đúng theo thời gian và nền tảng được quy định.

Lớp học online không đồng bộ: Học viên chủ động sắp xếp phù hợp với thời gian rảnh của bản thân và nộp báo cáo, bài tập theo deadline quy định.

Hình thức dạy và học kết hợp giữa online và offline này đang được triển khai rộng rãi ở nhiều nơi.

Có nhiều khung giờ khác nhau, thuận tiện cho người đi làm, sinh viên bận rộn.

Giáo viên và học viên có thể trao đổi trực tiếp, dễ dàng học hỏi và truyền tải kiến thức.

Học viên có thể trao đổi, làm quen và học hỏi từ những học viên khác.

Thời gian linh động, dễ dàng học ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có Internet.

Có video bài giảng, hệ thống tài liệu online để xem lại khi cần.

Cung cấp kiến thức và kỹ năng về giảng dạy tiếng Anh

Đối với một giáo viên, kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm là hai yếu tố quan trọng. Đặc biệt, với tiếng Anh, điều này càng trở nên cần thiết. Chứng chỉ TESOL là công cụ giúp bạn cải thiện và nâng cao những yếu tố này.

Khi học TESOL, người học sẽ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một giáo viên tiếng Anh chất lượng. Các phương pháp giảng dạy có tính ứng dụng và thực hành cao, nguyên tắc thiết kế bài học chuẩn sư phạm và cách áp dụng vào thực tế. Ngoài ra, học viên cũng phát triển kỹ năng quản lý lớp học, giải quyết tình huống phát sinh và đánh giá sự tiến bộ của học sinh một cách hiệu quả.

Nội dung khóa học chứng chỉ TESOL

Nội dung một khóa học thường được thiết kế với các phần như sau:

Phương pháp dạy Từ vựng – Ngữ pháp (Vocabulary – Grammar).

Phương pháp dạy 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết (Reading – Listening – Speaking – Writing).

Cách thức Quản lý lớp học (Classroom management).

Cách thức Kiểm tra và đánh giá năng lực tiếng Anh của học viên (Assessment).

Cách thức Sử dụng giáo trình và tài nguyên giảng dạy (Using teaching material).

Cách thức Tổ chức các hoạt động trong lớp (Activities).

Cách thức Soạn bài, giáo án (Lesson plan).

Những đơn vị cấp chứng chỉ TESOL uy tín như TESOL International Association, ACCET, hoặc The British Council cũng như nhiều trung tâm, tổ chức khác trên thế giới.

Hiện tại, có rất nhiều trung tâm, tổ chức dạy chứng chỉ TESOL uy tín ở Việt Nam và quốc tế. Người học có thể tham khảo một số địa chỉ thi dưới đây:

Trung tâm UNESCO-CEP – Bằng TESOL do UNESCO-CEP Việt Nam cấp.

Đại học sư phạm TP.HCM – Do Đại học sư phạm cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Anh”

Trung tâm TESOL Simple English. Địa chỉ: Lầu 2, tòa nhà GIC, 326 Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, TP.HCM

Trung tâm British Council. Địa chỉ: 31 Thái Văn Lung, Quận 1, TP.HCM.

Lệ phí học và thi TESOL tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như số giờ học, trung tâm đào tạo và bằng được cấp bởi các tổ chức, trường học. Mức phí thi thông thường sẽ bao gồm trong học phí của khoá học, vậy nên người học chỉ cần đóng một khoản tiền duy nhất cho cả quá trình học, thi và cấp bằng.

Tùy vào năng lực của người học và độ dài của khóa học mà thời gian học và ôn thi chứng chỉ TESOL mỗi người sẽ khác nhau, vậy nên thời gian học có thể kéo dài từ 6 tuần cho đến 6 tháng.

Mức độ khó hay dễ của TESOL phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân của người học, vì vậy không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này.

Dễ: Bằng TESOL không chia thành nhiều cấp độ mà chỉ có hai mức đánh giá là đạt và không đạt. Do đó, nếu mục tiêu của học viên chỉ là có được chứng nhận TESOL để bổ sung vào hồ sơ xin việc thì việc này khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không học tập và thực hành một cách nghiêm túc trong quá trình đào tạo, người học vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn khi giảng dạy hoặc phỏng vấn trước các nhà tuyển dụng khó tính.

Khó: Nếu học viên có mục tiêu thực sự học TESOL để tích lũy kỹ năng và phương pháp giảng dạy tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, thì sẽ đòi hỏi học viên phải dành nhiều thời gian và tập trung vào việc học tập, nghiên cứu và thực hành.

Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu tới người học những thông tin cơ bản về chứng chỉ TESOL như: lý do nên học, học những gì, học hình thức nào, các thắc mắc thường gặp. Tác giả hy vọng người học sau khi đọc xong sẽ giải đáp được câu hỏi: Chứng chỉ TESOL là gì? Ngoài ra, nếu bạn đọc đã có trình độ tiếng Anh tốt và đã sở hữu chứng chỉ này, có thể tham khảo Tuyển dụng giảng viên IELTS của Zim.

CHƯƠNG TRÌNH PSU LÀ GÌ? - ĐÔI NÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH PSU TẠI DTU-HTi

Chắc hẳn các bạn học sinh đang có hứng thú về Trường Du Lịch nói riêng cũng như Đại học Duy Tân nói chung đều thắc mắc chương trình PSU là gì khi tìm hiểu về các chuyên ngành cũng như chương trình học của Trường. Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng chương trình này được xây dựng dựa trên sự hợp tác với Đại học bang Pennsylvania (PSU), 1 trong 50 trường đào tạo Kinh tế - Quản trị kinh doanh hàng đầu của Mỹ (theo U.S.News 2020) và 1 trong 5 trường hàng đầu về đào tạo Du lịch & khách sạn của thế giới.

Đặc trưng mang tính sư phạm của chương trình PSU là sự kết hợp các kiến thức lý thuyết và thực hành giúp sinh viên ra trường có thể tham gia ngay vào thị trường lao động. Trong một nỗ lực xây dựng và cải thiện chương trình Cử nhân (Đại học) Quản trị và Dịch vụ, một điều tra của PSU với các chủ doanh nghiệp đã được tiến hành để tìm hiểu thêm những đặc thù mà các chủ doanh nghiệp cho là cần thiết và quan trọng đối với nhân viên mới được tuyển vào. Các chủ doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến các yếu tố như: khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đàm phán, tư duy phê phán, kỹ năng trình bày, viết lách và sự chín chắn về nhân cách. Tất cả các yếu tố này đều được tích hợp vào chương trình đào tạo của PSU. Do đó, sinh viên PSU ngoài việc nắm vững kiến thức lý thuyết còn có những kỹ năng thực tế để thăng tiến trong môi trường kinh doanh.

Hơn nữa, sinh viên PSU ở Duy Tân sẽ được trực tiếp giảng dạy bởi một tập hợp:

- Các giảng viên Duy Tân đã được huấn luyện tại Mỹ

- Các giảng viên Mỹ của Đại học Bang Pennsylvania, Đại học Seattle, và Đại học Seattle Pacific

- Các giảng viên (cơ hữu) người nước ngoài dạy tiếng Anh

Hiện các ngành được đào tạo theo chuẩn PSU tại Trường Du Lịch DTU gồm:

- Quản trị Du lịch và Khách sạn

Với chất lượng quốc tế mà học phí lại phải chăng, phù hợp với sinh viên Việt Nam nên đây là chương trình đang rất được ưa chuộng. Còn nhiều điều thú vị khác về chương trình này nữa, các bạn cùng theo dõi series này để cùng biết thêm về chương trình này nhé!

Sau khi học xong các môn do giảng viên của ĐH Bang Pennsyvanila giảng dạy, sinh viên sẽ được nhận chứng chỉ từ PSU