Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food technology) Mã ngành: 8540101
Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food technology) Mã ngành: 8540101
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những cơ sở đào tạo uy tín về nông nghiệp và công nghệ thực phẩm tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Trường nổi bật với chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng học viên, đặc biệt là những người đi làm.
Chương trình học tại đây được thiết kế chú trọng đến việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường. Đặc biệt, trường cung cấp chương trình đào tạo từ xa, giúp người đi làm có thể học tập mà không ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tiếp tục mở rộng hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thực tập cho sinh viên.
Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sinh viên tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn mà còn có khả năng phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng mềm cần thiết trong môi trường làm việc thực tế.
Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, với chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm được đánh giá cao. Trường cung cấp kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật chế biến, bảo quản thực phẩm và quản lý chất lượng, giúp sinh viên có thể nắm bắt tốt các xu hướng và công nghệ mới trong ngành.
Theo thống kê từ trường, 95% sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi ra trường, với mức lương khởi điểm trung bình 12 triệu đồng/tháng. Đây là một minh chứng rõ ràng cho chất lượng đào tạo và khả năng ứng dụng thực tiễn của chương trình học tại đây.
Trước khi bước vào việc chọn trường, bạn nên hiểu rõ lý do vì sao ngành công nghệ thực phẩm lại quan trọng và cần thiết. Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2024, ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng bình quân 7% mỗi năm. Điều này dẫn đến nhu cầu cao về nguồn nhân lực có chuyên môn trong ngành công nghệ thực phẩm.
Ngành công nghệ thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc sản xuất thực phẩm, mà còn bao gồm việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng, và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, đây là ngành học hấp dẫn không chỉ cho các bạn trẻ mới ra trường mà còn cả những người đi làm muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng.
Khi lựa chọn trường học ngành công nghệ thực phẩm, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:
Yếu tố quan trọng nhất khi chọn trường là chất lượng đào tạo. Bạn nên tìm hiểu về chương trình học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và đặc biệt là các dự án nghiên cứu mà trường đang thực hiện. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kiến thức và kỹ năng mà bạn sẽ có được sau khi tốt nghiệp.
Nếu bạn đang đi làm và muốn học thêm, hãy cân nhắc những chương trình học từ xa hoặc bán thời gian. Những chương trình này thường được thiết kế linh hoạt, phù hợp với lịch trình bận rộn của người đi làm. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những trường cung cấp chương trình học từ xa uy tín trong ngành công nghệ thực phẩm, giúp bạn có thể vừa học vừa làm mà không bị gián đoạn công việc hiện tại.
Đối với những người đi làm, việc cân bằng giữa công việc và học tập là một thách thức lớn. Hiểu được nhu cầu này, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm hệ từ xa, giúp bạn có thể chủ động về thời gian học mà vẫn đảm bảo chất lượng kiến thức.
Chương trình học từ xa tại đây được thiết kế hiện đại, với các bài giảng trực tuyến, tài liệu học tập được cập nhật liên tục và sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ giảng viên. Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet.
Ngoài ra, trường cũng có các buổi hướng dẫn trực tiếp tại các cơ sở liên kết trên toàn quốc, giúp sinh viên có thể tiếp xúc với giảng viên và giải đáp các thắc mắc một cách trực tiếp. Đặc biệt, chương trình học từ xa của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, đảm bảo bằng cấp của bạn sẽ có giá trị tương đương với chương trình học chính quy.
Ngành công nghệ thực phẩm là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích lĩnh vực thực phẩm và muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng thực phẩm tại Việt Nam. Với những thông tin về các trường đào tạo hàng đầu trong ngành công nghệ thực phẩm, hy vọng bạn đã có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp với mình.
Nếu bạn đang đi làm và muốn học thêm, chương trình đào tạo từ xa ngành công nghệ thực phẩm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Không chỉ giúp bạn tiếp thu kiến thức mới, chương trình này còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Hãy bắt đầu hành trình học tập của bạn ngay hôm nay!
Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại USTH được thiết kế hiện đại, bao gồm các môn học cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, được thiết kế độc đáo nhưng phù hợp với mục tiêu tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiến lược của Việt Nam.
Khoa học và công nghệ thực phẩm ngày nay đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển, đa dạng hóa và nâng cao giá trị của các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm, nông sản sạch và an toàn đã trở thành xu thế trong xã hội hiện nay đòi hỏi cấp thiết việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt. Nguồn cung cấp nhân sự chất lượng cao của ngành khoa học và công nghệ thực phẩm ở nước ta hiện chưa đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường đang ngày càng gia tăng. Chương trình cử nhân khoa học và công nghệ thực phẩm của USTH sẽ góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực ở trình độ cao trong lĩnh vực này.
Chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại USTH được thiết kế hiện đại, bao gồm các môn học cơ sở và chuyên ngành, cập nhật các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới trong thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân tích và kiểm soát chất lượng thực phẩm phù hợp với mục tiêu làm gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiến lược của Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình được thiết kế với một số lượng lớn các giờ thực hành, thực tế, các dự án nhóm sẽ cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn, khả năng nghiên cứu độc lập, chủ động cùng khả năng làm việc theo nhóm, giúp sinh viên ra trường thích ứng tốt với nhiều yêu cầu công việc khác nhau của ngành.
Các môn học trong chương trình Khoa học và công nghệ thực phẩm tập trung vào 3 chuyên ngành:
– Quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm
Các sinh viên hoàn thành các chuyên ngành này sẽ được cấp bằng Cử nhân khoa học công nghệ thực phẩm. Chương trình khung bao gồm các môn học của cả 3 chuyên ngành trên. Ngoài ra, mỗi chuyên ngành cung cấp các môn học lựa chọn với các kiến thức chuyên sâu hơn với mỗi ngành.
Ban hành theo Điều 5 – Chương II tại Quyết định số 1292/QĐ-ĐHKHCNHN ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, xem tại đây.
Chất lượng đầu ra chương trình cử nhân FST đạt chuẩn đầu ra của hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục ABET cũng như từng chương trình cụ thể, thu được từ từng môn học như.
a. Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật.
b. Khả năng thiết kế và thực hành thí nghiệm, cũng như phân tích và giải thích dữ liệu thu được.
c. Khả năng thiết kế, xây dựng hệ thống trong quy trình sản xuất thực phẩm đáp ứng được yêu cầu đề ra.
d. Khả năng làm việc trong nhóm đa ngành.
e. Khả năng xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quy trình sản xuất thực tế hoặc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm;
f. Khả năng giao tiếp hiệu quả.
g. Khả năng hiểu được tác động của các giải pháp kỹ thuật đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh thế trong bối toàn cầu hoá.
h. Khả năng nhận thức được cần thiết phải phát triển công nghệ chế biến thực phẩm và kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
i. Khả năng nhận thức được trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
– Bằng cử nhân Khoa học và Công nghệ thực phẩm của USTH sẽ là hành trang vững chắc cho các em tiếp cận với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, hoặc trong chế biến, quản lý chất lượng, phát triển thực phẩm tại các cơ sở của Nhà nước, công ty tư nhân hay doanh nghiệp quốc tế. Lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ra trường rất phong phú với lợi thế cạnh tranh cao:
– Phụ trách các dây chuyền sản xuất, đảm bảo và quản lý chất lượng (QA & QC) trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
– Làm việc trong hệ thống phân phối, xuất nhập khẩu và marketing sản phẩm thực phẩm.
– Kỹ thuật viên các phòng nghiên cứu, cải thiện chất lượng và phát triển sản phẩm mới (R&D)
– Kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng, khoa học thực phẩm
– Chuyên gia tư vấn luật và các quy chuẩn thực phẩm
– Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân cũng có thể tiếp tục học thạc sỹ, tiến sỹ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội hoặc các đơn vị đào tạo chuyên sâu khác trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thực phẩm. Ngoài ra, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trao cho sinh viên nhiều cơ hội được thực tập hoặc học cao học, nghiên cứu sinh ở các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của nước Pháp và trên thế giới. Sinh viên có nhiều cơ hội để trở thành các chuyên viên, chuyên gia tư vấn cao cấp, các giảng viên – nghiên cứu viên trong lĩnh vực thực phẩm tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Địa chỉ: Phòng 307, tầng 3, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
1. Tìm hiểu về ngành Công nghệ Thực phẩm
Ngành Công nghệ Thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm. Công nghệ Thực phẩm là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống và thu hút vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn và kỹ năng thực hành để có thể làm việc, cống hiến và phát triển trong các ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất thực phẩm chức năng.
Bên cạnh đó, chương trình còn đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học thực phẩm, vi sinh và hóa sinh thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá và quản lý chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến sữa, thịt cá, đường & bánh kẹo, rau quả và nước giải khát, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến trà – cà phê – ca cao. Sinh viên cũng được nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế và chế tạo các thiết bị chế biến thực phẩm.
2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm
Chương trình đào tạo ngành CNTP được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu nhu cầu và thực trạng của ngành CNTP hiện nay, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật. Bên cạnh đó, học viên còn được bổ sung các kiến thức để phát triển khả năng cá nhân và kỹ năng làm việc nhóm, năng lực quản lý dự án.
Chương trình đào tạo được xây dựng trên hệ thống 150 tín chỉ, bao gồm 3 khối kiến thức: khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành. Các khối kiến thức này được phân bố một cách hợp lý trong trong CTĐT nhằm đảm bảo trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng cần thiết khi đi làm cũng như khi theo đuổi các cấp học cao hơn.
Thông tin cụ thể về các môn học trong CTĐT được trình bày tại đây: (xem chi tiết)
3. Các khối thi vào ngành Công nghệ Thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:
4. Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
Phương thức tuyển sinh bao gồm:
1. Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp năm 2020
2. Xét tuyển theo điểm trung bình học bạ.
3. Xét tuyển theo điểm thi THPT 2020.
4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM là một trong những ngành được đông đảo thí sinh quan tâm. Điểm chuẩn hàng năm của ngành CNTP đều thuộc trong tốp cao nhất của trường, dao động vào khoảng 22.2 điểm dành cho hệ đại trà, 20 điểm cho hệ chất lượng cao tiếng Việt và 18 điểm cho hệ chất lượng cao tiếng Anh.
5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm
Ngành Công nghệ Thực phẩm được nhiều thí sinh quan tâm. Do đó, hiện nay có một số trường đào tạo ngành học này, đáp ứng nhu cầu học tập và tuyển dụng nhân sự của nhà tuyển dụng. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm:
• Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội;
• Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
• Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng;
• Đại học Nông lâm - Đại học Huế.
• Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM;
• Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM;
• Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM;
6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ Thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước do nhu cầu tiêu thụ lớn của người dân, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này tăng mạnh trong những năm gần đây. Tại Tp. Hồ Chí Minh, ước tính ngành thực phẩm cần hơn 9.000 nhân lực cho năm 2019 và 10.800 nhân lực/năm trong giai đoạn 2020-2025. Ở khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, CN thực phẩm cũng là một trong 4 ngành trọng yếu với nhu cầu lao động rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ Thực phẩm có thể hoạt động và làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như như:
• Cán bộ phân tích kiểm nghiệm thực phẩm; cán bộ quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) tại các viện nghiên cứu, công ty, nhà máy thực phẩm.
• Làm công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tại các cơ sở, trung tâm sản xuất, kiểm định chất lượng thực phẩm, công ty tư vấn về thực phẩm.
• Chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành Thực phẩm;
• Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng;
• Cán bộ giảng dạy Công nghệ Thực phẩm trong các trường đại học và cao đẳng;
• Cán bộ nghiên cứu trong các viện, các trung tâm, các công ty, các nhà máy xí nghiệp sản xuất thực phẩm;
• Các doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm;
• Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm còn có thể tham gia vào các ngành như công nghệ sinh học, y sinh, mỹ phẩm;
• Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm.
7. Mức lương ngành Công nghệ Thực phẩm
Thông thường mức lương ngành Công nghệ Thực phẩm đối với sinh viên mới ra trường là từ 8 đến 12 triệu đồng. Đối với những vị trí như chuyên viên, cán bộ giảng dạy, giảng viên, làm công tác quản lý, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn, từ 12 đến 30 triệu đồng cho một tháng làm việc.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ Thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm phù hợp với các bạn học sinh yêu thích thực phẩm và có kiến thức tốt các môn hóa học, sinh học. Vậy nên sinh viên theo học ngành này cần có đủ các điều kiện và tố chất cần thiết sau:
• Khả năng học và tự học, tự nghiên cứu;
• Có đầu óc quan sát, sáng tạo;
• Nhiệt huyết, say mê với nghề;
• Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi;
• Có khả năng ngoại ngữ và thành thạo máy tính...
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Công nghệ Thực phẩm và có lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.
Ngày 14/10/2014, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã ra quyết định đổi tên giao dịch quốc tế (tiếng Anh) của mình thành
Hiện nay, Khoa Công nghệ Hoá học và Thực phẩm đào tạo trình độ đại học gồm có ngành Công nghệ thực phẩm, Chương trình Công nghệ thực phẩm (Chương trình tiên tiến), Chương trình Công nghệ thực phẩm (Nâng cao), và ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học.
· Tên ngành đào tạo (tiếng Việt): Công nghệ thực phẩm
· Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Food Technology
· Loại hình đào tạo: Chính quy
· Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công Nghệ Thực Phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm chia thành 03 chuyên ngành:
Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm
Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm và Dinh dưỡng người
Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm và Vi sinh thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm - Chương trình đào tạo:
Công nghệ thực phẩm - Chương trình tiên tiến
Công nghệ thực phẩm - Chương trình nâng cao
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HOÁ HỌC
· Tên ngành đào tạo (tiếng Việt): Công nghệ kỹ thuật hoá học
· Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Chemical Engineering and Technology
· Loại hình đào tạo: Chính quy
· Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công Nghệ Kỹ Thuật Hoá Học
Ngành công nghệ kỹ thuật chia thành 03 chuyên ngành:
Công nghệ kỹ thuật hoá thực phẩm và hệ thống dược
Công nghệ kỹ thuật chuyển đổi và tinh chế
THÔNG TIN SINH VIÊN KHOA CNHH&TP CẦN BIẾT
Sổ tay sinh viên, Quy chế đại học, Khung chương trình đào tạo các chuyên ngành và các nội dung liên quan khác sẽ cung cấp cho sinh viên đầy đủ các thông tin cần thiết trong quá trình học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Khoa.
Chương trình khung áp dụng cho khóa 2022
Chương trình khung áp dụng cho khóa 2020 trở đi
Chương trình khung áp dụng cho khóa 2018-2019
Chương trình khung áp dụng cho khóa 2014-2017