Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Hoàn Kiếm bao xa? >>> XEM NGAY
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội cách Quận Hoàn Kiếm bao xa? >>> XEM NGAY
Phố Kim Ngưu dài 2.875m, rộng 10m.
Phố Kim Ngưu dài 2.875m, rộng 10m.
Từ đường Trần Khát Chân, chỗ cuối phố Lò Đúc, đến phố Minh Khai, chạy hai bên bờ sông Kim Ngưu, gọi là Đông Kim Ngưu và Tây Kim Ngưu, mỗi bên chỉ có một dãy nhà cho đến cầu Mai Động.
Phố mới mở trên đất các làng Thanh Nhàn, Trung Chí, Yên Lạc, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Bên bờ đông có các ngõ 203 sang phố Lạc Trung, ngõ 161 và ngõ 20 vào làng Thanh Nhàn. Bờ tây có ngõ 21, 23 và những lối vào khu tập thể Dệt 8-3, Quỳnh Mai.
Phố Kim Ngưu nay thuộc các phường Thanh Lương, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Mai Động, Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Tên đường đặt tháng 10/1986, lúc đầu chỉ ở bên bờ tây, số chẵn. Tháng 1/2002 chính thức đặt tên phía bờ đông sông Kim Ngưu là số lẻ của đường này.
Thực ra con sông nằm giữa hai phố Kim Ngưu không phải là sông Kim Ngưu như sử sách cổ đã ghi, dài tới 80 dặm, ví dụ Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Sông Kim Ngưu xưa thông với hồ Tây, sau bị lấp bồi dần, nay (tức thời gian soạn sách, giữa thế kỷ XIX) nước sông từ địa phận trại Yên Lãng (láng Láng) huyện Vĩnh Thuận, chảy xuống cầu đá qua địa phận các huyện Thọ Xương (gồm hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng ngày nay), Thanh Trì, Thượng Phúc (nay là Thường Tín), Phú Xuyên quanh co hơn 80 dặm rồi hợp với sông Nhuệ”.
Bản đồ Hà Nội năm 1873 thể hiện sông Kim Ngưu như sau: từ Láng chảy về phía đông men theo bức tường thành đất vòng giữa (đường La Thành) tới chỗ nay là ngã tư Giảng Võ – Láng Hạ thì nhận ngồi Hào Nam từ phía bắc chảy vào, qua ô Chợ Dừa (còn gọi là ô Cầu Dừa) thì rẽ một chút về phía nam, nhập vào hồ Xã Đàn chia một nhánh chảy xuống (tức nay gọi là sông Lừ) còn dòng chính lại tiếp tục chảy men theo tường thành đất qua cổng đền Kim Liên ra ô Đồng Lầm tức men theo đê La Thành rồi ô Cầu Dền (phố Đại Cồ Việt), đi tiếp tới ô Đống Mác (phố Trần Khát Chân) rồi vòng theo đê sông Hồng thành hình vòng cung xuống Vĩnh Tuy. Đấy mới là sông Kim Ngưu “cổ truyền” vốn là một chi lưu của sông Tô Lịch. Đoạn vòng xuống Vĩnh Tuy còn có tên riêng là sông Gạo nay vẫn còn vết tích.
Còn đoạn sông thẳng tắp nay gọi là sông Kim Ngưu – từ ô Đống Mác đến đề Lừ - chỉ là một con ngòi nhỏ là nơi mà dan làng Lạc Trung thả rau muống và mới đào thẳng vào năm 1961 – 1962.
Phố Lạc Trung dài 870m, rộng 10,5m. Từ phố Kim Ngưu (bờ đông) đến dốc Minh Khai (đường từ đê sông Hồng xuống Vĩnh Tuy - Minh Khai).
Phố Lạc Trung dài 870m, rộng 10,5m.
Từ phố Kim Ngưu (bờ đông) đến dốc Minh Khai (đường từ đê sông Hồng xuống Vĩnh Tuy – Minh Khai).
Lạc Trung là tên làng do sáp nhập hai thôn Trung Chí (hoặc Hương Thể) và Yên Lạc, thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.
Năm 1886, Lạc Trung là một thôn thuộc tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương tức là đất Trung Chí trước đó. Trước năm 1942, thôn Lạc Trung thuộc tổng Thanh Nhàn, huyện Hoàn Long. Từ sau năm 1955 là xã Lạc Trung, quận VII – Hà Nội. Từ năm 1961, thuộc khu phố Hai Bà Trưng. Nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng.
Phố mới mở chạy trên đất làng Lạc Trung cổ nay thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng.
Chùa Hộ Quốc hiện ở phố Lạc Trung, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc năm 1990.
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành của thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có hai công viên lớn là Công viên Thống Nhất và Công viên Tuổi trẻ; nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng. Đến quận Hai Bà Trưng, du khách sẽ được trải nghiệm ẩm thực địa phương với những món ăn ngon như bánh mì chảo, bún ốc, bánh cuốn,...
Quận Hai Bà Trưng tọa lạc ở phía Đông Nam khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội, là địa bàn được vinh dự mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị. Phía Bắc giáp với quận Hoàn Kiếm. Phía Nam Hai Bà Trưng giáp với quận Hoàng Mai. Phía Đông quận giáp sông Hồng, bên kia sông là quận Long Biên. Phía Tây quận giáp với quận Đống Đa, với ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải Phóng có một phần nhỏ giáp với quận Thanh Xuân.
Trước đây, vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng). Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng.
Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm 22 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai. Sau nhiều lần tách, nhập vào các năm 1982, 1984, 1990, 2003.
Từ năm 2020 đến nay, quận Hai Bà Trưng có 18 phường trực thuộc là: Bách Khoa, Bạch Đằng, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Minh Khai, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy.
Quận Hai Bà Trưng là một vùng đất cổ ở Kinh đô Thăng Long- Thủ đô Hà Nội có chiều dài lịch sử cả ngàn năm, trải qua các triều đại Lý - Trần - Lê và thời đại Hồ Chí Minh hiện nay. Với bề dày thời gian đó, vùng đất này hiện nhiều di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến, di tích lưu niệm sự kiện và lễ hội truyền thống.
Theo kết quả kiểm kê di tích đến năm 2022, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 51 di tích. Trong đó có 35 di tích xếp hạng, bao gồm 1 di tích Quốc gia đặc biệt, 19 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 13 di tích xếp hạng cấp Thành phố; 23 địa điểm lưu niệm sự kiện Lịch sử - Cách mạng kháng chiến. Trong đó, có những di tích nổi tiếng như: Di tích Quốc gia đặc biệt đền, chùa, đình Hai Bà Trưng; Cụm di tích chùa Hòa Mã; Chùa Vân Hồ; Chùa Vua; Chùa Liên Phái; Chùa Hộ Quốc; Khu tưởng niệm đồng bào bị chết đói năm 1945… Điều đặc biệt quý giá mà không phải vùng đất nào cũng có được là từ năm 1945 đến năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn 20 lần về thăm và làm việc với quận. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có hai công viên lớn là Công viên Thống Nhất và Công viên Tuổi trẻ. Trong những năm tới các công viên này sẽ được cải tạo theo hướng hiện đại và đa dạng các hoạt động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho dân cư trên địa bàn quận và thu hút khách du lịch ở các nơi khác.
Là cửa ngõ phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa, nên quận Hai Bà Trưng vẫn còn dấu tích của ba cửa ô là ô Đồng Lầm, còn gọi là ô Kim Liên ở chỗ ngã tư đường Kim Liên - Đại Cồ Việt; ô Cầu Dền, còn gọi là ô Thịnh Yên ở cuối phố Huế giáp phố Bạch Mai; ô Đống Mác tức là ô Lương Yên, ở ngã ba Lò Đúc - Trần Khát Chân.
Gắn liền với các di tích là các sinh hoạt văn hóa phi vật thể các lễ hội: Hội đền Hai Bà, hội chùa Vua là những lễ hội lớn ở kinh thành không chỉ thu hút hàng ngàn người tham gia mà lễ hội còn là dịp phát huy truyền thống yêu nước.
Có thể nói các di sản văn hóa là một kho tàng vô giá mà lịch sử và cách mạng đã tạo ra và để lại cho quận Hai Bà Trưng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong quận quyết tâm viết tiếp những trang sử vẻ vang, hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng Thủ đô xứng tầm với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước; đưa quận Hai Bà Trưng chủ động hội nhập và phát triển hướng tới mục tiêu giàu đẹp, văn minh, công bằng, dân chủ trong thời kỳ mới, xứng đáng với niềm tin của cả nước và Thủ đô về quận Hai Bà Trưng anh hùng.
Thông thường Giá thấp nhất Giá cao nhất Diện tích nhỏ nhất Diện tích lớn nhất
Quảng bá doanh nghiệp với Infocom! Tối ưu SEO, tiếp cận hàng triệu KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC. Gọi ngay 0587.353.747 để được tư vấn!
Là khu vực đông dân cư với nhiều khu tập thể và chung cư, đường phố thông thoáng, vỉa hè rộng, nhiều ngõ ngách lớn nhỏ.
Các hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra rất tấp nập với đủ các ngành nghề, dịch vụ, tiện ích đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và đời sống cho người dân.
, Nước Ngầm, ga Giáp Bát là địa điểm vận chuyển hành khách và hàng hóa đi toàn quốc.
Trương Định (1821-1864) người làng Tư Cung, phủ Bình Sơn,
. Ông là võ quan triều Tự Đức ra sức phản đối việc triều đình hoà với giặc Pháp sau khi chúng chiếm Gia Định. Ông hăng hái chiến đấu với quân Pháp đến khi bị thương ông tự sát chứ không chịu để sa vào tay địch.
chạy qua (hoặc cũng có ở) 2 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
Thông tin về Đường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:Đường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
+ NHÀ MÌNH BÁN NẰM TRONG KHU VỰC QUY HOẠCH ỔN ĐỊNH, KHU DÂN CƯ VĂN HÓA, GẦN CHỢ DÂN SINH, 5 PHÚT RA TIMES CITY. + NHÀ XÂY CHẮC CHẮN, THIẾT KẾ HỢP LÝ, MẶT TIỀN RỘNG RÃI. + NGÕ RỘNG THOÁNG, Ô TÔ TRÁNH THOẢI MÁI, 20M RA P...
Địa chỉ: Phố Yên Lạc, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng