Thủ Tục Nhập Khẩu Cho Vợ Và Con

Thủ Tục Nhập Khẩu Cho Vợ Và Con

Nhập khẩu cho vợ và con là thủ tục hành chính phổ biến hiện nay. Vậy khi nhập khẩu cho vợ và con có cần đáp ứng điều kiện gì không? Dưới đây là hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cho vợ, con online năm 2023.

Nhập khẩu cho vợ và con là thủ tục hành chính phổ biến hiện nay. Vậy khi nhập khẩu cho vợ và con có cần đáp ứng điều kiện gì không? Dưới đây là hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cho vợ, con online năm 2023.

Nhập hộ khẩu cho vợ khác tỉnh ở đâu?

Khi nhập hộ khẩu khác tỉnh cho vợ, người thực hiện cần đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục. Theo quy định mới tại Luật Cư trú 2020 thì khi vợ có nhu cầu nhập hộ khẩu vào hộ khẩu nhà chồng ở tỉnh khác thì chỉ cần đăng ký thường trú ở tỉnh nơi người chồng đang đăng ký mà không còn làm thủ tục chuyển hộ khẩu như trước nữa.

Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú bao gồm:

– Công an cấp xã, phường, thị trấn;

– Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Điều kiện nhập khẩu cho vợ, con hiện nay

Nhập khẩu cho vợ, con là việc đăng ký thường trú cho vợ, cho con vào chỗ ở hợp pháp của người chồng. Theo đó, việc nhập khẩu phải được thực hiện và tuân thủ các điều kiện được quy định tại Luật Cư trú năm 2020. Tại khoản 2 Điều 20 Luật này quy định:

“2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con”

Theo đó, căn cứ vào quy định trên có thể thấy khi có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp (là chồng hoặc gia đình chồng) thì người chồng hoàn toàn có thể nhập khẩu cho vợ và con của mình vào hộ khẩu thường trú của mình mà không cần phải có bất kỳ điều kiện khác.

Điều kiện nhập hộ khẩu cho con online là gì?

Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:

Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:

Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha hoặc mẹ thì được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ.

Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó thì việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.

Hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con online

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công của Bộ Công an để làm thủ tục nhập khẩu cho con online

Địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia về dân cư: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html

Bước 2: Đăng nhập tài khoản Cổng dịch vụ công

Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký theo hướng dẫn Cách đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 3: Chọn thủ tục đăng ký thường trú

Tìm kiếm thủ tục đăng ký thường trú qua thanh tìm kiếm hoặc kéo xuống mục lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú.

Chọn hình thức nhận thông báo kết quả và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên.

Soát lại toàn bộ thông tin và ấn gửi hồ sơ để hoàn thành thủ tục.

Thủ tục nhập khẩu cho con online năm 2023

Hiện nay, thủ tục nhập khẩu cho con theo hình thức online cũng được thực hiện tương tự như việc thực hiện thủ tục nhập khẩu cho vợ nêu trên. Tuy nhiên, khi đăng ký nhập khẩu cho con, người bố cần chú ý ở việc tải hình ảnh về giấy tờ chứng minh tại bước 4. Ở bước này, người bố nên tải lên các hình ảnh chứng minh quan hệ cha con được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận như: Giấy khai sinh, Giấy kết quả ADN…

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Khoản  2 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều và và biện pháp thi hành Luật Cư trú có qui định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú”. Trẻ được nhập khẩu theo hộ khẩu của bố hoặc của mẹ. Việc nhập khẩu cho trẻ đúng thời hạn là hoàn toàn miễn phí.

Người đăng kí nhập hộ khẩu cho trẻ có thể là cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ.

Để đăng kí nhập hộ khẩu cho con mới sinh, người đi đăng kí nhập hộ khẩu cho trẻ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– 1 tờ Bản sao giấy khai sinh của trẻ (có dấu đỏ do Uỷ ban nhân dân xã/ phường cấp) và 1 bản photo.

– Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của bố mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản photo.

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).

– Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) (mẫu do cơ quan Công an quận/huyện/thị xã/thành phố cung cấp).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, người đăng kí nhập hộ khẩu cho trẻ nộp các giấy tờ, mẫu tờ khai tại cơ quan công an quận/ huyện/ thị xã/ thành phố nơi cư trú chung của bố mẹ (trường hợp bố mẹ có cùng hộ khẩu thường trú); nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trường hợp bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú).

Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh (có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo) để lưu vào hồ sơ tàng thư hộ khẩu. Cán bộ đưa giấy hẹn, trong đó ghi rõ thời gian (tối đa 10 ngày) sẽ nhận lại sổ hộ khẩu.

Nếu quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày kể từ ngày trẻ được đăng ký khai sinh mà cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em chưa làm thủ tục nhập hộ khẩu thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (Điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình).

Nhập khẩu muộn cho con có bị phạt không?

Tại Điều 12 Luật Cư trú năm 2020 đã xác định nơi cư trú của người chưa thành niên chính là nơi cư trú của cha mẹ. Trong trường hợp nếu cha và mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha hoặc của mẹ.

Theo đó có thể thấy pháp luật rất quan tâm đến quyền được xác định nơi cư trú đối với công dân, đặc biệt là người chưa thành niên. Do đó, khi sinh con hoặc nhận con và có đủ căn cứ để có thể nhập khẩu cho con thì cha, mẹ cần phải thực hiện trách nhiệm nhập khẩu cho con vào nơi cư trú của mình.

Trong trường hợp, khi xác định đã bảo đảm các điều kiện có thể nhập khẩu cho con theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 nhưng cha, mẹ vẫn không thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng tuỳ vào mức độ thiệt hại mà hành vi gây ra.

Việc đăng ký thường trú cho con là một thủ tục quan trọng mà cha mẹ nên thực hiện ngay từ khi đăng ký khai sinh cho con.

Việc đăng ký khai sinh cho con giúp cho cơ quan Nhà nước thực hiện quyền quản lý về dân cư có thể giám sát được tình hình dân cư và đảm bảo các lợi ích cho dân cư thuộc diện quản lý.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cho con còn giúp cho con được hưởng các nhu cầu chính đáng, lợi ích hợp pháp trong học tập, an sinh xã hội… Bên cạnh đó, khi nhập khẩu cho con theo đúng quy định của Luật Cư trú thì cha mẹ sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính, giúp cha mẹ có thể tiết kiệm một khoản chi phí hợp lý.

Trên đây những hướng dẫn của chúng tôi về thủ tục nhập khẩu cho vợ, con hiện nay. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ ngay tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

BNEWS Nhập khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú chung của cha mẹ.

Nhập khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú chung của cha mẹ, nơi thường trú của cha, nơi thường trú của mẹ hoặc nơi thường trú của một người khác không phải là cha mẹ theo quy định của pháp luật.