Triết Học Hy Lạp La Mã Cổ Đại Có Ý Nghĩa Nào Sau Đây

Triết Học Hy Lạp La Mã Cổ Đại Có Ý Nghĩa Nào Sau Đây

Cuốn sách được kết cấu 6 chương:

Cuốn sách được kết cấu 6 chương:

Một số công trình kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại tiêu biểu

Hai nền kiến trúc văn hóa lớn này đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển những công trình kiến trúc hiện đại của Châu Âu Hiện nay. Một số công trình vẫn còn trường tồn và là biểu tượng của 2 loại hình kiến trúc độc đáo này bao gồm:

Đây là công trình có tuổi thọ lâu đời biểu trưng cho những nét đặc trưng của kiến trúc Hy Lạp và là một trong những địa điểm buộc phải ghé thăm mỗi khi du khách đi du lịch Châu Âu. Không gian rộng lớn cùng những cột đá quen thuộc cùng vẻ đẹp quang cảnh thiên nhiên tại đây sẽ làm bạn cảm thấy như trở lại những ngày xưa cũ.

Đấu trường Colosseum là biểu tượng của đế chế La Mã và một trong những công trình kiến trúc La Mã đẹp nhất còn tồn tại. Chúng từng được sử dụng để làm nơi ở, kinh doanh buôn bán, đấu trường…phục vụ mục đích sống của người dân thời điểm này. Công trình vĩ đại này có sức chứa lên đến 80.000 người và cấu tạo bởi 100.000 khối đá travertine và được liên kết với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt, đã tạo nên một công trình vĩ đãi cho đến ngày nay.

Đền thờ thần Poseidon nằm trên thung lũng Arilesa, được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch, công trình có 42 cột đá khi mới hoàn thiện, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn 16 cột vững chãi sau khi trải qua hàng trăm năm thăng trầm của lịch sử. Tuy nhiên, những đường nét tinh xảo của cột thức Doric, vẫn còn rõ ràng và ấn tượng. Đền thờ thần Poseidon được xem là một trong những công trình kiến trúc La Mã cổ đại đẹp và ấn tượng nhất, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi năm đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử đầy huyền bí của nó.

Vừa rồi là một số thông tin về kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về nền văn hóa kiến trúc đặc biệt này. Bên cạnh đó, nếu khách hàng có nhu cầu thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp hoặc thiết kế các công trình cảnh quan đẹp, hãy liên hệ ngay với AGS Landscape chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất.

Địa chỉ: VP Phía Bắc: Tầng 5, số 14 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cùng với hai tiền bối là Socrates và Plato, nhà triết học Aristotle là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại, là những người đặt nền móng cho triết học phương Tây.

Cùng với hai tiền bối là Socrates và Plato, nhà triết học Aristotle là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại, là những người đặt nền móng cho triết học phương Tây.

Aristotle sinh vào khoảng năm 384 TCN ở Stagira, Hy Lạp. Năm 17 tuổi, ông theo học ở Học viện của Plato. Năm 338 TCN, ông bắt đầu dạy học cho Alexander Đại đế. Năm 335 TCN, Aristotle thành lập trường của riêng mình, Lyceum, ở Athens, nơi ông đã dành phần lớn thời gian còn lại của cuộc đời để học tập, giảng dạy và viết.

Aristotle qua đời năm 322 TCN sau khi rời Athens và chạy trốn đến Chalcis.

Stagira – nơi Aristotle sinh ra - là một thị trấn nhỏ nằm ở bờ biển phía bắc của Hy Lạp. Cha ông, Nicomachus, là bác sĩ riêng của nhà vua Macedonia – Amyntas II. Mặc dù cha ông qua đời khi ông còn nhỏ, nhưng Aristotle vẫn rất gắn bó và chịu ảnh hưởng bởi vương quốc Macedonia suốt phần đời còn lại của mình. Ít có thông tin nói về mẹ ông – bà Phaestis – người cũng được cho là cũng qua đời khi Aristotle còn nhỏ.

Sau khi cha qua đời, Proxenus tới từ thành Atarneus kết hôn với chị gái ông, và trở thành người giám hộ cho tới khi ông trưởng thành.

Năm 17 tuổi, Proxenus gửi Aristotle tới Athens để theo đuổi sự nghiệp học hành.

Vào thời điểm đó, Athens được coi là trung tâm học thuật của vũ trụ. Ở Athens, Aristotle vào học Học viện của Plato – cơ sở học thuật hàng đầu của Hy Lạp, và trở thành một học trò ưu tú của Plato.

Aristotle gắn bó với Plato và ngôi trường suốt 2 thập kỷ. Plato qua đời vào năm 347 TCN. Vì bất đồng với một số lý luận triết học của thầy nên Aristotle không phải là người kế thừa ngôi trường này như nhiều người dự đoán.

Sau khi Plato qua đời, bạn Aristotle là nhà vua Atarneus đã mời ông tới cung điện.

Trong chuyến thăm 3 ngày ở Mysia, Aristotle đã gặp gỡ và cưới người vợ đầu là Pythias – cháu gái của Hermias. Họ có với nhau một người con gái, được đặt theo tên mẹ là Pythias.

Năm 338 TCN, Aristotle tới Macedonia để bắt đầu dạy cho con trai của Vua Phillip II lúc đó 13 tuổi và sau này trở thành Alexander Đại Đế. Cả vua Phillip và Alexander đều rất tôn trọng Aristotle và luôn đảm bảo rằng cung điện Macedonia đền đáp một cách hào phóng cho công việc của ông.

Năm 335 TCN, sau khi Alexander kế vị cha mình và chinh phục thành Athens, Aristotle trở về thành phố. Ở Athens, ngôi trường của Plato - lúc này đang được điều hành bởi Xenocrates – vẫn có những ảnh hưởng đối với tư tưởng của Hy Lạp. Với sự cho phép của Alexander, Aristotle bắt đầu thành lập ngôi trường của riêng mình ở Athens, có tên là Lyceum. Ông dành hầu hết phần còn lại cuộc đời mình cho công việc giảng dạy, nghiên cứu và viết cho tới khi học trò của ông – Alexander Đại Đế qua đời.

Aristotle nổi tiếng với thói quen đi dạo quanh sân trường trong khi dạy học, vì thế các học trò buộc phải đi theo ông.

Họ còn được gọi với cái tên là “Peripatetics”, có nghĩa là “những người đi rong”.

Các môn đệ của Lyceum nghiên cứu các lĩnh vực từ khoa học tới toán, triết học, chính trị, gần như tất cả mọi thứ. Nghệ thuật cũng là mối quan tâm của họ. Họ viết ra những phát hiện của mình trên các bản thảo. Bằng cách đó, họ đã xây dựng được một bộ sưu tập khổng lồ các tài liệu của trường – vốn được coi là một trong những thư viện lớn đầu tiên của thế giới.

Cùng năm Aristotle thành lập trường Lyceum, vợ ông qua đời.

Không lâu sau, ông có một cuộc tình lãng mạn với một phụ nữ tên là Herpyllis.

Theo một số sử gia, Herpyllis có thể là nô lệ của Aristotle, được cung điện Macedonia ban cho ông.

Họ cho rằng, cuối cùng ông cũng trả tự do và cưới bà. Bà là người đã sinh cho ông những đứa con, trong đó có một người con trai tên là Nicomachus – đươc đặt theo tên của cha ông. Người ta cho rằng Aristotle đã đặt tên tác phẩm triết học nổi tiếng của ông Nicomachean Ethics theo tên người con trai này.

Khi Alexander Đại Đế qua đời vào năm 323 TCN, chính quyền ủng hộ Macedonia bị lật đổ, và theo quan điểm chống Macedonia, Aristotle bị buộc tội bất kính vì quan hệ của ông với người học trò cũ và cung điện Macedonia. Để tránh bị hành quyết, ông đã rời Athens và chạy trốn tới Chalcis – nơi ông qua đời một năm sau đó.

Mặc dù Aristotle không phải là một nhà khoa học theo định nghĩa của ngày nay, nhưng khoa học là một trong số những lĩnh vực mà ông nghiên cứu trong thời gian dài ở Lyceum. Aristotle tin rằng kiến thức có thể đạt được thông qua việc tương tác với các vật thể vật chất.

Aristotle cũng nghiên cứu về sinh học, trong đó ông cố gắng phân loại các loài động vật thành các chi dựa trên những đặc tính tương đồng của chúng, mặc dù sự phân loại của ông có một số sai sót.

Ông cũng phân loại động vật thành các loài dựa trên điểm khác biệt là những động vật có máu đỏ và những loài còn lại. Những động vật có máu đỏ chủ yếu là động vật có xương sống, còn các loài không có máu đỏ là những loài động vật thân mềm. Mặc dù giả thuyết của ông chỉ có độ chính xác tương đối, song sự phân loại của Aristotle được coi là hệ thống chuẩn trong hàng trăm năm.

Sinh học biển cũng là một lĩnh vực hấp dẫn Aristotle. Qua giải phẫu, ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng các sinh vật biển.

Khác với phân loại sinh học, những quan sát của ông về sinh vật biển, được thể hiện trong những cuốn sách của ông, thì chính xác hơn nhiều.

Trong tác phẩm Meteorology, Aristotle cũng đắm mình trong các ngành khoa học trái đất. Ông không chỉ nghiên cứu về thời tiết. Trong Meteorology, Aristotle xác định chu kỳ nước và thảo luận về các chủ đề từ thảm họa thiên nhiên cho tới các hiện tượng chiêm tinh. Mặc dù nhiều quan điểm của ông về Trái đất vẫn còn gây tranh cãi vào thời điểm đó, song chúng lại được chấp nhận và phổ biến vào cuối thời Trung Cổ.

Một trong những trọng tâm chính của triết học Aristotle là khái niệm về logic mang tính hệ thống.

Mục tiêu của Aristotle là đưa ra một quá trình lý luận toàn cầu cho phép con người học được mọi điều về thực tế. Qúa trình ban đầu bao gồm việc mô tả các vật thể dựa trên đặc tính, trạng thái và hành động của chúng. Trong các luận thuyết triết học của mình, ông cũng thảo luận về việc con người có thể có được các thông tin về vật thể thông qua việc loại trừ và suy luận. Với Aristotle, loại trừ là một lý luận hợp lý. Thuyết loại trừ của ông là nền tảng của thứ mà các nhà triết học ngày nay gọi là phép tam đoạn luận.

Aristotle viết khoảng 200 tác phẩm, hầu hết dưới dạng ghi chú và bản thảo viết tay.

Chúng bao gồm các đoạn đối thoại, các tài liệu qua quan sát khoa học và các tác phẩm có tính hệ thống.

Học trò của ông, Theophrastus đã trông nom những tác phẩm này, sau đó chuyển chúng cho học trò Neleus – người đã cất giữ chúng trong một hầm mộ để tránh ẩm ướt cho tới khi được đưa tới Rome và được các học giả ở đó sử dụng. Trong số khoảng 200 tác phẩm của Aristotle, chỉ có 31 tác phẩm vẫn còn đang được lưu giữ. Hầu hết được viết trong thời gian Aristotle ở Lyceum.

Các tác phẩm chính của Aristotle về logic gồm có: Categories, On Interpretation, Prior Analytics và Posterior Analytics. Trong đó, ông có thảo luận về hệ thống lý luận và hệ thống phát triển các lập luận âm thanh của mình.

Aristotle cũng sáng tác một số tác phẩm nghệ thuật, trong đó có “Rhetoric”, và tác phẩm khoa học như “On the Heavens”, sau đó là “On the Soul”, trong đó ông chuyển từ thảo luận về thiên văn học sang nghiên cứu tâm lý con người. Các tác phẩm của ông về cách con người nhận thức thế giới tiếp tục là nền tảng cho nhiều nguyên lý của tâm lý học hiện đại.

Năm 322 TCN – chỉ một năm sau khi ông chạy trốn tới Chalcis, Aristotle mắc bệnh về tiêu hóa, sau đó qua đời.

Thế kỷ sau đó, các tác phẩm của ông không còn được sử dụng, nhưng lại được hồi sinh vào thế kỷ thứ nhất.

Theo thời gian, chúng trở thành nền tảng của triết học trong hơn 7 thế kỷ. Chỉ nói riêng về những ảnh hưởng tới triết học, các tác phẩm của Aristotle đã ảnh hưởng tới các tư tưởng từ thời kỳ cuối cổ đại tới thời kỳ Phục Hưng.

Ảnh hưởng của Aristotle tới tư tưởng phương Tây trong ngành khoa học xã hội nhân văn phần lớn được coi là không có người thứ hai, ngoại trừ sự đóng góp trước đó của thầy ông là Plato, và thầy của Plato là Socrates. Việc diễn giải và tranh luận về những tác phẩm triết học của Aristotle đến nay vẫn còn tiếp tục.

Socrates (470-399 TCN) là một triết gia thời Hy Lạp cổ đại và là người khởi nguồn chính cho tư tưởng phương Tây. Thông tin về cuộc đời ông ít được biết đến ngoài những ghi chép của chính những học trò, trong đó có triết gia vĩ đại Plato.

Ông cũng là người viết những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn tới hệ tư tưởng phương Tây.