© 2024 Bản quyền các bài viết thuộc tập đoàn Hello Health Group. Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 529/GP-BTTTT, HN ngày 03/12/2019.
© 2024 Bản quyền các bài viết thuộc tập đoàn Hello Health Group. Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 529/GP-BTTTT, HN ngày 03/12/2019.
Tính đến khi Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố bắt giữ, bị cáo Phạm Ngọc Phượng đã làm giả 15 kết quả giám định pháp y. Mỗi lần làm giả, Phượng đều nhận tiền, quà hối lộ.
Bị cáo Nguyễn Bá Nhật cũng nhiều lần môi giới hối lộ để Phượng làm giả kết quả giám định pháp y thể hiện bị cáo Phạm Ngọc Tiên bị bệnh "suy thận độ 4, nguy hiểm đến tính mạng cần điều trị dài ngày" để bị cáo này liên tục được hoãn thi hành án tội trộm cắp tài sản. Bị kết án năm 2017, mãi đến ngày 8-4-2022, Tiên mới đi chấp hành án.
Bị cáo Phạm Ngọc Phượng đã đưa cháu mình bị bệnh đi khám và "hô biến" thành bệnh của người khác - Ảnh: TRẦN MAI
Năm 2021, bị cáo Mai Văn Học bị kết án 3 năm tù tội "cướp tài sản". Sau đó Học nhờ Đỗ Văn Thương môi giới để Phượng biến mình thành người bị suy tim độ 3 và được hoãn thi hành án. Phượng được Học hối lộ 20 triệu đồng.
Năm 2022, để làm giả kết quả giám định, bị cáo Phượng thậm chí còn đưa cháu của mình bị suy thận độ 4 đến bệnh viện khám và "hô biến" bệnh của cháu mình thành bệnh của bị cáo Nguyễn Thành Tín, giúp Tín hoãn thi hành án tội "cố ý làm hư hỏng tài sản".
Với việc làm này, Phượng được Tín hối lộ 20 triệu đồng, còn người môi giới là bị cáo Thương hưởng lợi 4 triệu đồng.
Viện kiểm sát cho rằng bị cáo Nguyễn Bá Nhật đã nhiều lần môi giới hối lộ tổng số tiền 95 triệu đồng, đưa hối lộ cho Phạm Ngọc Phượng 52 triệu đồng (Nhật hưởng lợi 43 triệu đồng).
Khi tòa hỏi, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hiện gia đình các bị cáo Phượng, Nhật, Thương đã nộp số tiền 144 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Trưa 7-5, phiên tòa tạm nghỉ, tiếp tục xét xử vào đầu giờ chiều.
Tại quyết định, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Lê Hồng Sơn điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Long, sinh ngày 12/10/1980, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trực thuộc Sở Y tế.
Thành phố cũng bổ nhiệm lại chức vụ Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn đối với ông Đào Quang Minh, sinh ngày 17/12/1963. Ông Đào Quang Minh sẽ tiếp tục giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho tới thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Quyết định có hiệu lực từ hôm nay, ngày 5/8/2021.
2 trong số 4 thanh niên được xác định liên quan đến vụ chém ông Minh.
Nhóm người này gồm Ngô Quang Dũng (SN 1975, trú tại phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội); Đỗ Đức Thụ (SN 1976, trú tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ); Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1994, trú tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) và Nguyễn Văn Việt (SN 1991, trú tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ). Theo tin ban đầu, 3 trong số 4 người trên đã bị bắt giữ. Cơ quan CA đang tích cực truy bắt người còn lại đang bỏ trốn. Trước đó, như đã đưa tin, ông Đào Quang Minh cùng bà Hoàng Thị Ngọc Trâm (SN 1959, Phó giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn) và 3 người khác đi trên xe ôtô Fortuner BKS 20M-006.10 do anh Trịnh Việt Hùng (SN 1967, là lái xe Bệnh viện Thanh Nhàn) điều khiển. Đến ngã 3 quốc lộ 2 giao đường 131 hướng đi về thị trấn Sóc Sơn (thuộc địa bàn thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) xe dừng lại. Sau đó, khi ông Minh chuẩn bị lên xe thì bị một nam thanh niên đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang, dùng dao lao tới chém liên tiếp ba nhát vào người gây thương tích. Sau đó, nam thanh niên bỏ chạy lên xe máy do một đối tượng khác điều khiển chờ sẵn chạy về hướng ngã ba Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân. Ông Đào Quang Minh được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện E, quận Cầu Giấy. Hiện sức khỏe ông Minh đang hồi phục, có thể giao tiếp bình thường.
Đại diện viện kiểm sát tham gia tố tụng cho rằng qua kết quả xác minh, bị cáo Phạm Ngọc Phượng là giám định viên, giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi nhiều lần nhận hối lộ, làm giả kết luận giám định bệnh tật.
Cáo trạng nêu rõ năm 2016, bị cáo Hà Trần Vũ phạm tội cố ý gây thương tích, bị Tòa án nhân dân TP Quảng Ngãi kết án 2 năm tù. Sau khi có quyết định thi hành án, Vũ đã nhờ Nguyễn Bá Nhật (hàng xóm, thời điểm trên ông Nhật là chánh tòa lao động của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) giúp đỡ.
Bị cáo Nhật đã trao đổi nhờ bị cáo Phượng làm bản kết luận giám định pháp y giả cho bị cáo Vũ. Xong việc Vũ sẽ "đưa tiền cảm ơn". Bị cáo Phượng sau đó đã làm giả kết quả giám định Vũ bị "lao phổi mạn tính".
Sau khi có kết quả giám định giả, bị cáo Nhật đưa cho Phượng 10 triệu đồng như thỏa thuận.
Sau đó, Nhật yêu cầu Vũ đưa cho mình 20 triệu đồng để nhận lại kết luận. Hà Trần Vũ đã mang kết luận bệnh tật giả nộp cho Tòa án nhân dân TP Quảng Ngãi nhưng tòa thẩm định xét thấy bệnh tật của Vũ chưa đủ điều kiện được hoãn thi hành án nên Tòa án nhân dân TP Quảng Ngãi đã trưng cầu giám định lại.
6 bị cáo liên quan vụ án môi giới, đưa và nhận hối lộ để làm giả kết quả giám định pháp y tại tòa - Ảnh: TRẦN MAI
Bị cáo Phượng làm lại bản kết luận giám định pháp y về bệnh tật, kết luận Hà Trần Vũ bị bệnh "lao phổi mạn tính đa kháng thuốc, bệnh cần điều trị lâu ngày". Căn cứ bản kết luận giám định pháp y này, Tòa án nhân dân TP Quảng Ngãi ra quyết định cho Hà Trần Vũ được hoãn chấp hành án trong 1 năm.
Với phương thức làm giả kết luận giám định pháp y, khi gần hết thời hạn hoãn thi hành án, Vũ lại gặp Nhật để nhờ làm giả kết quả khác. Cứ thế, Vũ được hoãn thi hành án lần 2, 3, 4. Mỗi lần Vũ đưa cho Nhật 20 triệu đồng, Nhật hưởng lợi 10 triệu đồng và đưa cho Phượng 10 triệu đồng.
Mãi đến ngày 21-2-2020, Viện kiểm sát nhân dân TP Quảng Ngãi đã kháng nghị quyết định hoãn chấp hành án đối với Vũ. Trưng cầu y khoa xác định Vũ có tiền sử lao phổi đã điều trị khỏi. Bị cáo này sau đó đi chấp hành án tù.