Học Điện Tử Công Nghiệp Ra Làm Gì

Học Điện Tử Công Nghiệp Ra Làm Gì

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào?

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Vậy Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào?

Những môn cần học khi theo đuổi ngành kỹ thuật cơ điện tử

Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là sự kết hợp hài hòa của nhiều ngành, do đó đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức vững chắc về khá nhiều lĩnh vực. Những môn học này không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng thực hành, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Để trả lời cho câu hỏi “kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì” bạn có thể tham khảo những môn học dưới đây:

Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì?

Ngành kỹ thuật cơ điện tử (Mechatronics Engineering) là một lĩnh vực kỹ thuật đa dạng và hấp dẫn, kết hợp các yếu tố của cơ khí, điện tử, máy tính và tự động hóa. Do đó, có rất nhiều sinh viên thắc mắc “kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì?” bởi ngành học này là sự kết hợp của rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Kỹ thuật cơ điện tử tập trung vào việc thiết kế, chế tạo và điều khiển các hệ thống máy móc thông minh, có tính năng tự động hóa cao, có khả năng tương tác với môi trường và con người.

Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông làm gì?

Các môn học chuyên sâu, ứng dụng thực hành

Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông điểm chuẩn

PTIT – Trường chuyên đào tạo khối ngành kỹ thuật uy tín, chất lượng

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã và đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn theo đuổi khối ngành kỹ thuật, trong đó đáng chú ý là ngành kỹ thuật điện tử viễn thông bởi:

Xem thêm: ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào?

Hy vọng rằng, qua những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi “kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì” và có định hướng tốt nhất cho bản thân mình.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hay còn bất kỳ thắc mắc nào về ngành kỹ thuật điện tử viễn thông hãy nhanh chóng liên hệ với PTIT qua số hotline: 0846 77 00 22 ngay nhé!

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử học gì? Ra trường làm gì?

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Kỹ thuật cơ điện tử. Vậy Kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào?

Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa – robot hóa đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nơi mà robot đang dần thay thế lao động phổ thông nhằm tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm… Đặc biệt, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tất cả những ứng dụng đó đều yêu cầu ở mức rất cao về kỹ thuật cơ điện tử, từ đó mở ra cơ hội phát triển ngành mới cũng như triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực này. Vậy Kỹ thuật cơ điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào?  Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Hiện nay, các công ty điện tử như Samsung, LG Electronics, Samsung… đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói, gấp quần áo nhằm cắt giảm nhân lực làm việc tại nhà kho của công ty. Robotics, cơ khí chính xác, dây chuyền sản xuất tự động chính là những ví dụ điển hình của ứng dụng Kỹ thuật cơ điện tử. Kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.

Học Kỹ thuật cơ điện tử ở Khoa Cơ khí- Đại học Thủy lợi có gì đặc biệt? Chương trình kỹ sư Kỹ thuật cơ điện tử tại Khoa Cơ khí- Đại học Thủy lợi đào tạo theo chuẩn CDIO.

Về mặt kiến thức: Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương về lý luận chính trị, ngoại ngữ, toán, vật lý, tin học; kiến thức cơ sở ngành về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điều khiển; kiến thức chuyên ngành về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống thủy lực - khí nén, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo, v.v.

Về mặt kỹ năng: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có khả năng sử dụng, vận hành và bảo trì tốt các thiết bị của hệ thống sản xuất tự động, hệ thống robot; Khai thác và xây dựng các phần mềm trong việc điều khiển các máy móc tự động, robot bằng máy tính và các phương tiện điều khiển số khác; Thiết kế cải tiến, thiết kế chế tạo mới và lắp ráp các thiết bị trong hệ thống sản xuất tự động. Bên cạnh đó, kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được đào tạo kỹ năng thực hành tốt trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật cơ điện tử và robot; có kỹ năng tự học, làm việc nhóm và giao tiếp tốt.

- Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Robot.

- Nội dung chương trình: 146 tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức về lý luận chính trị; khối kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; khối kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và tin học; khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành với nhiều nội dung thực hành, thực tập.

Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn lắp đặt và chuyển giao nhiều hệ thống sản xuất tự động hóa, bao gồm các thiết bị dẫn động tích hợp, robot công nghiệp, hệ thống phần mềm dùng trong vận hành công nghệ, máy công cụ điều khiển kỹ thuật số, v.v.  Quá trình tiếp nhận, vận hành, bảo trì và phát triển các hệ thống sản xuất hiện đại đòi hỏi số lượng lớn các kỹ sư cơ điện tử. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ về các sản phẩm cơ điện tử và robot, cơ khí chế tạo máy, tự động hóa, phần mềm tin học cũng có nhu cầu cao về nhân lực ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Do đó, các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có rất nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với mức thu nhập cao và ổn định.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư ngành kỹ thuật cơ điện tử có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:

- Thiết kế, tư vấn thiết kế, triển khai công nghệ, quản lý sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ điện tử tại các doanh nghiệp, nhà máy thuộc lĩnh vực cơ điện tử và robot hoặc các lĩnh vực có liên quan như kỹ thuật tự động hóa, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật cơ khí hàng không/ôtô, kỹ thuật y học. Đặc biệt, kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử có thể tham gia thiết kế, chế tạo robot hoặc thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống tự động có robot.

- Làm việc tại các nhà máy có các hệ thống, dây chuyền tự động như nhà máy xi măng, nhà máy cơ khí chế tạo, các công ty sản xuất các thiết bị vận chuyển hàng hóa; các nhà máy lắp ráp ôtô, xe máy như Honda, Toyota, Vinfast; các nhà máy sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện máy như Bosch, Samsung, Cannon, Panasonic; các nhà máy chế biến hàng tiêu dùng Unilever, P&G.

- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đào tạo của ngành;

- Giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực cơ điện tử và robot tại các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu;

- Tự thành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ điện tử và robot, cơ khí chế tạo máy, tự động hóa.

- Cơ hội làm việc với các doanh nghiệp ngoài nước có hợp tác với Đại học Thủy Lợi, hoặc kỹ sư tại các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v..)

Các điểm mạnh của ngành đào tạo tại trường ĐH Thuỷ lợi

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ điện tử được xây dựng theo cách tiếp cận CDIO, tích hợp kiến thức chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật trong việc xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống cơ điện tử và robot.

Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử của Trường Đại học Thủy lợi được đào tạo theo hướng thực hành, ứng dụng nên có thể dễ dàng tìm được việc làm khi ra trường. Các phòng thí nghiệm chuyên ngành được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại với những bài thí nghiệm gần với thực tiễn. Đặc biệt, ngoài việc tiếp cận với nhiều mô hình robot, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của Trường Đại học Thủy lợi được thực hành trên tay máy robot công nghiệp thực tế tại Phòng thí nghiệm Mô phỏng số và Điều khiển robot.

Chương trình đào tạo được thực hiện với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, được đào tạo ở trong nước và nước ngoài đúng chuyên ngành Cơ điện tử.

Cơ hội du hoc và các thông tin khác

Cơ hội du học cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử là rất cao, với hơn 100 trường trên thế giới cung cấp khóa học Cơ điện tử và Robot, đặc biệt là tại các nước tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật bản, Úc, Singapore, v.v.

Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đang hợp tác rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài về việc đào tạo và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Do đó, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử của Trường Đại học Thủy lợi có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc.

Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đang hợp tác với rất nhiều các doanh nghiệp trong nước cũng như công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như  Daihatsu, Samsung, LG, Nippon steel... hay các công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc đang có nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Do đó, Trường Đại học Thủy lợi cam kết sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp (số điện thoại, email, …. liên hệ):

Tư vấn: TS. Nguyễn Huy Thế - Trưởng bộ môn Kỹ thuật Cơ điện tử, Khoa Cơ khí, ĐH Thuỷ lợi

Website: http://khoacokhi.tlu.edu.vn/

Fanpage: www.facebook.com/cokhithuyloi

- PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

Địa chỉ: Nhà A4 - 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội;

Điện thoại: 024.3563.1537 hoặc 024.3852.4529; Fax: 024.3563.8923

Website: http://tuyensinh.tlu.edu.vn

Fanpage: www.facebook.com/tuvanthiTLU

Kỹ sư Điện tử - Viễn thông không phải là đi kéo cáp, sửa chữa TV mà có thể làm về bán dẫn, phần mềm với lương khởi điểm 12-20 triệu đồng một tháng.

PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó hiệu trưởng trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam và trên thế giới.

Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu nhân lực chất lượng cao khoảng 1.000 kỹ sư mỗi năm. Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành học cung cấp nhiều nhân lực nhất.

Tại Việt Nam, hầu hết đại học khối kỹ thuật đào tạo ngành này. Tuy nhiên, chương trình học không giống nhau hoàn toàn.

Thầy Minh cho biết tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên được học sâu về nhiều lĩnh vực.

Đầu tiên là mạch điện tử, vi mạch (thiết kế và chế tạo chip bán dẫn), cấu trúc máy tính (máy tính nhúng - là các máy tính được đưa vào trong ôtô, thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, camera, thiết bị viễn thông như trạm phát 4G, 5G, wifi).

Lĩnh vực thứ hai là lập trình, từ phần cứng đến phần mềm ứng dụng như website, ứng dụng di động, cơ sở dữ liệu, máy chủ. Sinh viên cũng được học về hệ thống thông tin di động (4G, 5G), mạng máy tính; thiết bị Y sinh; AI/ML và xử lý tín hiệu âm thanh, tiếng nói, ảnh, video, đa phương tiện, sóng điện tử từ trường.

Nội dung học và cơ hội nghề nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông. Video: trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, chương trình gồm các môn học liên quan đến công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet IoT, siêu âm tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia ngành này thành ba chuyên ngành là Mạng và dịch vụ Internet, Thông tin vô tuyến và di động, Hệ thống IoT.

Thời gian học ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở các trường phổ biến là 4 năm với hệ cử nhân và 4,5-5 năm với hệ kỹ sư.

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên có thể học chương trình cử nhân (4 năm), tích hợp cử nhân - kỹ sư (5-5,5 năm), tích hợp cử nhân - thạc sĩ (5,5 năm). Nếu học lên tiến sĩ, thời gian đào tạo khoảng 8,5 năm.

Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông ở hầu hết trường có mức học phí 20-50 triệu đồng một năm.

Như với Đại học Bách khoa Hà Nội, học phí chương trình chuẩn trung bình khoảng 22-28 triệu đồng một năm. Với chương trình tiên tiến, học phí 40-45 triệu, chương trình liên kết với Đại học Leibniz Hannover (Đức) là khoảng 55-65 triệu đồng.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thu trung bình 27-34 triệu đồng một năm cho chương trình đại trà.

Đại học Bách khoa TP HCM thu khoảng 15 triệu đồng một học kỳ, một năm học có 2-3 kỳ.

Thầy Minh lưu ý học sinh không nên nghe các thông tin sai lệch về công việc của kỹ sư điện tử viễn thông như phải đi kéo cáp, sửa chữa TV. Đây là công việc dành cho công nhân kỹ thuật.

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông sẽ làm trong các mảng công việc: thiết kế sản xuất vi mạch bán dẫn, bảng mạch điện tử; phát triển phần mềm; thiết kế lập trình các máy tính nhúng; thiết kế vận hành, tối ưu mạng máy tính và mạng truyền thông; phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy; phát triển vận hành thiết bị điện tử y tế (thiết bị y sinh).

Các công ty tuyển dụng kỹ sư điện tử viễn thông gồm:

- Công ty vi mạch bán dẫn: Samsung, Intel, Infineon, Bosch, Qorvo, CoAsia, Renesas, Marvel, Qualcomm, Mediatek, TSMC...

- Công ty phần mềm nhúng: FPT Software, Viettel High Tech, VNPT Technology, Samsung, Toshiba, Panasonics, Nissan, LG Electronics...

- Công ty phần mềm: FPT Software, Zalo, VNG...

- Các doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu như ngân hàng, công ty bảo hiểm.

- Các công ty viễn thông như Viettel, VNPT, Mobifone, Vinaphone, FTel.

Theo khảo sát của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mức lương kỹ sư Điện tử viễn thông mới ra trường là 12-20 triệu đồng một tháng, sau 5 năm là khoảng 30 triệu đồng.

Với ngành bán dẫn, số liệu của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam cho thấy trung bình lương sau thuế trong năm đầu đi làm của kỹ sư thiết kế chip là gần 220 triệu đồng, tức trung bình hơn 18 triệu đồng một tháng. Với 5 năm kinh nghiệm, người làm công việc này có thu nhập trên 330 triệu đồng một năm. Con số này tăng dần lên hơn 800 và 1,3 tỷ đồng nếu có 15-20 năm kinh nghiệm.

Nếu không đi làm ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển các học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại Pháp, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Nhật Bản. Ở Bách khoa Hà Nội, 95% sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp sau tốt nghiệp, 5% du học.

Bạn đang băn khoăn không biết sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử ra làm gì? Đây là ngành học không chỉ giúp bạn hiểu rõ về cách thức hoạt động của máy móc mà còn trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết để thiết kế và phát triển các hệ thống tự động hóa hiện đại. Hãy cùng PTIT tìm hiểu xem ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có gì hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp nào đang mở ra cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!