Trong nhiều trường hợp, một người tự xưng là Phật tử chỉ khác người không phải là Phật tử ở chỗ khi nào trong nhà có người chết thì rước một vị Sư áo vàng tới làm lễ tang. Ngoài ra, suốt đời không hề tìm hiểu đạo Phật nghĩa là gì, không hề tìm hiểu coi đạo Phật có điều gì khác với các đạo khác, không hề biết đến giáo lý nhà Phật, không hề biết đến chùa chiền, ngoại trừ mỗi khi có công việc gì cần cầu xin, thí dụ cầu an, cầu tài lộc, cầu cho con thi đậu, cầu buôn may bán đắt.. vân vân, thì đem nải chuối đến chùa năn nỉ với Phật. Hoặc ngày Tết thì mới lên chùa, nhưng không phải là lên chùa với mục tiêu cúng dường Tam Bảo để tự huấn luyện cho bản thân mở được cánh của Bố Thí buông xả trong tâm bằng cách cúng dường vào chùa chút tịnh tài để nhà chùa có phương tiện in ấn kinh sách, duy trì Phật đường, hoằng dương Chánh Pháp, mà là lên chùa chỉ để xin xăm và hái lộc, hai việc đó thì cũng rất vui, tuy nhiên, hái lộc chỉ cần một chồi nhỏ, nhưng có người lại bưng cả một "chậu hoa lộc" về, như thế là phạm vào một trong ba tật độc hại mà Phật tử cần trừ là tật Tham.
Trong nhiều trường hợp, một người tự xưng là Phật tử chỉ khác người không phải là Phật tử ở chỗ khi nào trong nhà có người chết thì rước một vị Sư áo vàng tới làm lễ tang. Ngoài ra, suốt đời không hề tìm hiểu đạo Phật nghĩa là gì, không hề tìm hiểu coi đạo Phật có điều gì khác với các đạo khác, không hề biết đến giáo lý nhà Phật, không hề biết đến chùa chiền, ngoại trừ mỗi khi có công việc gì cần cầu xin, thí dụ cầu an, cầu tài lộc, cầu cho con thi đậu, cầu buôn may bán đắt.. vân vân, thì đem nải chuối đến chùa năn nỉ với Phật. Hoặc ngày Tết thì mới lên chùa, nhưng không phải là lên chùa với mục tiêu cúng dường Tam Bảo để tự huấn luyện cho bản thân mở được cánh của Bố Thí buông xả trong tâm bằng cách cúng dường vào chùa chút tịnh tài để nhà chùa có phương tiện in ấn kinh sách, duy trì Phật đường, hoằng dương Chánh Pháp, mà là lên chùa chỉ để xin xăm và hái lộc, hai việc đó thì cũng rất vui, tuy nhiên, hái lộc chỉ cần một chồi nhỏ, nhưng có người lại bưng cả một "chậu hoa lộc" về, như thế là phạm vào một trong ba tật độc hại mà Phật tử cần trừ là tật Tham.
Alexandre de Rhodes sinh ngày 15.3.1591 tại Avignon thuộc Lãnh địa Giáo hoàng (nay ở miền nam nước Pháp), ông là người của Tòa thánh Roma, gốc Do Thái. Nếu là người Pháp, tại sao quyển
của ông biên soạn tại Áo Môn (Macau ngày nay) và Đàng Trong lại không có dấu ấn rõ nét của tiếng Pháp, thay vào đó ông lại biên soạn bằng tiếng
Bản đồ Đàng Ngoài và Đàng Trong theo Alexandre de Rhodes
Trên trang Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Trang Thư Cổ đã cung cấp hình ảnh những tài liệu tiếng Pháp, ông viết: “Gia đình cha Alexandre de Rhodes là Do Thái gốc Aragon ở miền Bắc Tây Ban Nha. Năm 1492, toàn thể cộng đồng Do Thái marrane bị trục xuất khỏi nước và đó là nguyên nhân gia đình de Rhodes qua trú ngụ ở Avignon. Cộng đồng Do Thái marrane là những người theo Do Thái giáo bị ép buộc cải đạo và dù vậy vẫn bị trục xuất” (Henri Chappoulie Rome et les missions d’Indochine – Rome và những hội truyền giáo Đông Dương, tome 1 p.5). Chính vì thế mà nên trang Wikipedia tiếng Anh không ghi Alexandre de Rhodes là người Pháp, mà chỉ ghi nhận ông là “ nhà truyền giáo Dòng tên người Avignon” (“Avignonese Jesuit missionary”).
Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên và duy nhất tạo ra chữ Quốc ngữ. Công lao này do nhiều người góp sức, trong đó, đáng chú ý là công trình của hai vị linh mục Bồ Đào Nha: Gaspar d’Amaral với quyển Diccionario anamita-portugues-latin (Từ điển Annam - Bồ - Latin) và Antonio Barbosa với quyển Diccionario Portugues-Anamita (Từ điển Bồ - Annam). Đây là hai tài liệu chính, ra đời trước, giúp Alexandre de Rhodes biên soạn Từ điển Annam - Bồ - Latin. Ngoài ra, trong thời kỳ tiếng Việt phôi thai còn có sự đóng góp của những nhà truyền đạo Dòng Tên khác đến từ châu Âu.
Đường Alexandre de Rhodes ở TP.HCM
Nhưng chữ Quốc ngữ được hình thành từ loại chữ gì? Trong quyển L’origine Des Particularités de L’alphabet Vietnamien (1949), André-Georges Haudricourt cho rằng chữ Quốc ngữ hình thành từ những ký tự Latin, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Roman; còn trong quyển Portuguese pioneers of Vietnamese linguistics prior to 1650 (Orchid Press – 2002), Roland Jacques lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bảng chữ cái Bồ Đào Nha trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ. Dĩ nhiên, chúng ta không bỏ qua yếu tố các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp xuất hiện trong chữ Quốc ngữ.
Từ thế kỷ 17 đến nay, tiếng Việt cho thấy có nhiều sự biến đổi. Trong thời kỳ đầu tiếng Việt được ghi âm bằng những từ mà ngày nay chúng ta khó đoán ra nếu không có chú thích: Chiam (chăng), Chiuua (Chúa), dà (đã), đau (đạo), đoij (đói), gnoo (nhỏ), sayc kim (sách kinh), ungue (ông nghè), unsai (ông sãi)… Dần dà về sau càng dễ hiểu hơn: Đạy (đại); jà (già); jường (giường); hién (hiến)…
Cuối cùng, tiếng Việt đã trải qua một chặng đường dài mới được như ngày nay. Từng bước, tiếng Việt dần trở thành một ngôn ngữ giàu hình ảnh, có mức biểu cảm cao, đủ sức diễn tả mọi khía cạnh trong tư duy, tình cảm của
Xung quanh nhân vật quá nổi tiếng như Alexandre de Rhodes, chúng tôi mong có những phát hiện mới bổ sung từ phía độc giả và những nhà nghiên cứu khác để có góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc đời và nhân thân ông.