Khuất phục Man United ngay trên thánh địa Wembley của bóng đá Anh, lần thứ 2 dưới triều đại HLV Pep Guardiola, Barca giương cao cúp vô địch Champions League (Xem clip). Đặc biệt, con đường dẫn họ đến với ngôi bá chủ châu Âu lại bắt đầu từ những thứ rất đơn giản.1. Có một sự kiện đáng chú ý với Barca ở mùa này. Đó là việc Eric Abidal bất ngờ phát hiện bị một khối u ở gan hồi tháng 3. Hậu vệ người Pháp lập tức phải nhập viện để trải qua ca phẫu thuật loại bỏ khối u. Đúng trong lúc đứng ở lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, Abidal đã nhận được sự ủng hộ tuyệt vời về mặt tinh thần. Chính nhờ sự động viên từ những người sống xung quanh Abidal ở Nou Camp, hậu vệ 33 tuổi này đã nỗ lực điều trị để rồi cuối cùng, anh đã chiến thắng bệnh tật. Abidal bắt đầu trở lại thi đấu cho Barca từ cuối tháng 5, hầu hết đều ra sân từ băng ghế dự bị.
Khuất phục Man United ngay trên thánh địa Wembley của bóng đá Anh, lần thứ 2 dưới triều đại HLV Pep Guardiola, Barca giương cao cúp vô địch Champions League (Xem clip). Đặc biệt, con đường dẫn họ đến với ngôi bá chủ châu Âu lại bắt đầu từ những thứ rất đơn giản.1. Có một sự kiện đáng chú ý với Barca ở mùa này. Đó là việc Eric Abidal bất ngờ phát hiện bị một khối u ở gan hồi tháng 3. Hậu vệ người Pháp lập tức phải nhập viện để trải qua ca phẫu thuật loại bỏ khối u. Đúng trong lúc đứng ở lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, Abidal đã nhận được sự ủng hộ tuyệt vời về mặt tinh thần. Chính nhờ sự động viên từ những người sống xung quanh Abidal ở Nou Camp, hậu vệ 33 tuổi này đã nỗ lực điều trị để rồi cuối cùng, anh đã chiến thắng bệnh tật. Abidal bắt đầu trở lại thi đấu cho Barca từ cuối tháng 5, hầu hết đều ra sân từ băng ghế dự bị.
Tôi biết nhiều người sống trong sự hoài niệm về quá khứ, ân hận, muộn phiền về mọi thứ từ học vấn, công việc, đến mối quan hệ... Và họ cảm thấy mệt mỏi với điều đó nhưng không biết phải làm thế nào.
Thậm chí đôi khi chỉ bị trượt một cuộc phỏng vấn, họ cũng tự trách móc rất nhiều, chứ đừng nói đến những thất bại lớn hơn, có khi còn tự nghi ngờ mình có thể làm được không?
Từ góc độ chữa lành, theo quan điểm của tâm lý học, những vết thương từ quá khứ nếu không được chữa lành vẫn còn đó và thường biểu hiện ra ngoài.
Biểu hiện này có thể là việc tìm kiếm sự công nhận từ người khác, từ công việc, từ mối quan hệ tình cảm. Hoặc là việc cố gắng quá mức, làm quá nhiều để làm hài lòng người khác, đến mức kiệt sức hoàn toàn. Hoặc đơn giản là việc trì hoãn, sợ hãi, không dám bắt đầu.
Những gì bạn đã trải qua là những gì nên trải qua. Và nó đã xảy ra rồi. Trách cứ cũng vô ích. Quan trọng chỗ này là học buông bỏ. Đây có lẽ là một trong những bài học lớn nhất đời người mà ai cũng cần học, có điều là họ có biết nó hay không thôi.
Và để làm được điều này thì cần chữa lành sâu, giải nghẽn những tổn thương chưa được giải quyết (unresolved traumas), những nhu cầu về mặt cảm xúc chưa được đáp ứng và những năng lượng tắc nghẽn trong cơ thể.
Chia sẻ ít chút vậy thôi. Mình tò mò không biết bạn có nhìn thấy chính bạn qua bài viết này không? Bạn đang thực sự khao khát điều gì? Đâu là rào cản chính đang giữ bạn lại? Hãy thành thật với bản thân!
Nếu bạn cam kết, sẵn sàng để thay đổi, để sống đời tự do hay quan tâm về việc làm freelancer kết hợp chiến lược, kinh doanh và chữa lành cân bằng mà vẫn có thu nhập tốt/ cao thì cứ inbox cho mình nhé. Mình rất sẵn lòng hỗ trợ những ai khao khát trên con đường này.
Nếu cách đây 10 năm ai nói rằng tương lai của tôi là tự mình làm chủ, tôi có lẽ sẽ không tin. Lúc đó, có thể mơ ước nhưng tôi không dám tin vào chúng.
Tuy nhiên, tôi luôn hiểu rằng, 'Tôi được sinh ra để làm điều lớn lao hơn'. Chính sự hiểu biết về bản thân từ nhỏ, dù không biết tương lai sẽ như thế nào, mong muốn cụ thể là gì, nhưng bên trong tôi luôn có một động lực, một sức mạnh thúc đẩy tôi phải luôn học hỏi, mở rộng kiến thức, và phát triển bản thân nên tôi cam kết với chính hành trình đó và bắt đầu đầu tư vào nó.
Ở đây, việc đầu tư không chỉ là về thời gian mà còn về tiền bạc và nỗ lực.
Khi còn là sinh viên với hoàn cảnh khó khăn, tôi đã làm thêm để tích cóp, đầu tư vào những khóa học nhỏ nhặt, cách đây hơn 10 năm, một khoản tiền nhỏ như 2-3 triệu cho một khóa học 1, 2 ngày cũng là số lớn đối với tôi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng đó là điều cần thiết nên đã làm.
Và đến khi tròn tuổi 30 này, tôi vẫn tiếp tục đầu tư vào bản thân và cam kết cho hành trình đó mỗi ngày. Năm ngoái, tôi đã đầu tư vài trăm triệu vào việc học về kinh doanh và lĩnh vực hỗ trợ tâm lý, và năm nay, tôi vẫn tiếp tục.
Nhờ có sự cam kết cao độ và nỗ lực không ngừng, những gì tôi khao khát trong cuộc sống đã được Vũ trụ ban tặng cho tôi, ngay cả khi tôi cảm thấy chưa sẵn sàng, thậm chí là về mặt tài chính
Khi còn trẻ, tôi đã từng trách móc thế lực trên cao. Tuy nhiên, khi trưởng thành hơn, sâu sắc hơn, tôi mới nhận ra rằng, họ không bao giờ bỏ rơi tôi. Có một câu nói phổ biến: 'Khi bạn thực sự muốn điều gì đó, Vũ trụ sẽ hợp tác với bạn để giúp bạn đạt được nó'. Đối với tôi và nhiều người khác, điều này hoàn toàn đúng, luôn luôn đúng.
Tuy nhiên, cách mà Vũ trụ dẫn dắt tôi không phải là con đường tôi từng nghĩ đến. Đó không phải là một đường thẳng, mà là một con đường uốn lượn, rẽ ngang rẽ dọc, nhưng khi tôi phát triển, mở rộng thực sự, thì Vũ trụ sẽ ban tặng cho tôi mọi điều tôi mong muốn.
Do đó, nếu bạn gặp thất bại nhỏ, đừng nản lòng. Hãy nhìn lại, rút ra bài học từ đó. Vũ trụ hiểu rõ mọi thứ và sẽ dẫn dắt bạn qua những con đường cần đi, gặp những người cần gặp... để bạn đến nơi bạn 'cần' đến.
Đối với tôi, đó là điểm khởi đầu quan trọng nhất. Ngay cả khi còn trẻ, mặc dù gặp nhiều khó khăn và vướng mắc về tiền bạc, tôi luôn nhận thức được việc đầu tư vào bản thân không bao giờ làm mất mát. Tư duy này đã theo tôi từ khi là sinh viên cho đến hiện tại. Dù có khó khăn, dù phải tiết kiệm từng xu, nhưng chỉ cần đầu tư vào việc học (những điều cần thiết), tôi luôn quyết định mạnh mẽ.
Bởi vì tôi biết, đầu tư vào bản thân, vào kiến thức là điều quan trọng nhất vì nó là tài sản, còn đầu tư vào quần áo, xe cộ hay sở thích là tiêu sản. Tài sản là điều giúp tiền sinh ra tiền, còn tiêu là điều hiển nhiên.
Mặc dù đôi khi tôi cũng sợ hãi, lo lắng rằng việc đầu tư có đem lại lợi nhuận hay không, nhưng đa phần tôi không để nỗi sợ ngăn cản. Và nếu có, sự nghi ngờ đó, Vũ trụ cũng đã đưa tôi vào những thời kỳ khó khăn, vực thẳm, thậm chí cả những thời điểm khó khăn kéo dài đến 6 tháng trời.
Nhìn lại, tư duy của tôi về đầu tư đã thay đổi, không chỉ nhìn vào lợi ích ngắn hạn mà còn nhìn xa hơn. Thường tôi không đầu tư vào một khoá học vì nó sẽ giúp tôi kiếm được xxx tiền, mà tôi nhìn xa hơn, khoá học đó sẽ mang lại cho tôi những gì, xây dựng cho tôi một nền tảng vững chắc như thế nào, làm cho tôi tự tin ra sao.
Nếu nhìn nhận dưới góc độ năng lượng, số tiền mà bạn kiếm được sẽ tương xứng với sự mở rộng, phát triển của bản thân bạn cũng như giá trị thực sự mà bạn mang lại cho xã hội. Đơn giản thế thôi.
Đầu tư vào bản thân, vào SỨC MẠNH TRÍ TUỆ là không bao giờ lỗ. Vì khi có thêm tri thức, tạo ra thêm giá trị, tiền sẽ sinh ra nhiều tiền, không giống như việc chi tiêu vài triệu để ăn một bữa ăn sang trọng và kết thúc.
Chính phủ Singapore luôn đứng đầu danh sách về độ minh bạch và chống tham nhũng. Đây là hệ quả của một chính sách đãi ngộ công chức khôn ngoan và sáng suốt khi chọn vấn đề lương công chức là chìa khóa cho mọi cải cách.
Nước này có Bộ phận dịch vụ công (PSD) nhằm giám sát và quản lý công chức và viên chức. Công nhân viên chức đều được hưởng lương cao, bảo hộ lao động và nhiều quyền lợi. PSD đánh giá và sửa đổi mức lương thường xuyên nhằm đảm bảo tính cạnh tranh với khu vực tư nhân. Nó tạo sự thu hút về khu vực công đồng thời đảm bảo tiền lương ở cả 2 khu vực công và tư nhân đều ở mức cao.
Để thu hút được người tài hoạt động trong khu vực công, chính phủ thường căn cứ thu nhập của khối tư nhân để đưa ra mức lương cho công chức. Năm 2007, ngân sách phải chi thêm 214 triệu SGD và nâng tổng số quỹ tiền lương lên 4,7 tỷ SGD/năm.
Để duy trì tính cạnh tranh, việc đánh giá lương hàng năm của công chức rất được coi trọng, làm căn cứ để xem xét mức lương cần sửa đổi. Nhờ đó, mức lương đã gia tăng đáng kể với cả các công chức hành chính (khoảng 20%) và các công chức khác (từ 21 - 34%) vào cuối năm 1993 để phù hợp với thực tế tỷ lệ tuyển dụng thấp và thôi việc cao.
Đặc biệt, Singapore chú trọng việc đánh giá lương của các bộ trưởng và công chức cao cấp để điều chỉnh nhằm bảo đảm mức cạnh tranh với khu vực tư nhân. Từ chỗ cố định bằng 2/3 thu nhập của các vị trí tương đương trong khu vực tư nhân, mức lương của các bộ trưởng và các công chức cao cấp được điều chỉnh bằng lương trung bình của 8 người hưởng lương cao nhất trong sáu ngành, nghề của khu vực tư nhân.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận lương cao nhất trong các lãnh đạo trên thế giới với mức 2,2 triệu USD mỗi năm (147.000 USD mỗi tháng, 7.350 USD mỗi ngày). Singapore không quy định lương tối thiểu.
Sau cuộc suy thoái kinh tế năm 1985, từ tháng 7/1988, Singapore bắt đầu áp dụng hệ thống lương linh hoạt. Theo đó, cơ cấu tiền lương công chức được tạo ra từ những thành phần có thể điều chỉnh dựa trên hiệu suất của nền kinh tế mà không ảnh hưởng xấu tới khoản thu nhập mang về gia đình.
Hình thức của hệ thống lương công vụ linh hoạt mới bao gồm: Lương cơ bản; thưởng hiệu suất (PB); khen thưởng tăng trưởng (MI); thưởng giữa năm hoặc cuối năm (AVC); và tiền thưởng hàng năm khác.
Chính phủ nước này luôn tuân thủ việc trả lương tương xứng với hiệu quả làm việc. Singapore trả mức lương và các khoản tiền thưởng tương xứng cho công chức căn cứ vào chất lượng dịch vụ đối với công dân.
Đơn cử, năm 1989, Singapore áp dụng chế độ tiền thưởng 3 tháng lương cho các quan chức cao cấp có thành tích công việc tốt, chiếm khoảng 1% tổng số công chức nhà nước.
Hơn nữa, ngoài việc phụ thuộc vào hiệu quả công việc, mức lương công chức của Singapore còn phụ thuộc vào hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Công chức sẽ nhận được tiền thưởng nếu nền kinh tế của đất nước hiệu quả.
Ví dụ, toàn bộ 84.000 công chức được nhận thêm tới 50% tiền lương của một tháng trong 2017 trong khi tiền thưởng của năm 2016 là 45%.
Bên cạnh đó, các phúc lợi mà công chức viên chức Singapore nhận được cũng không hề nhỏ. Họ được nghỉ phép, trợ cấp y tế, phúc lợi nha khoa, bảo hiểm, sử dụng các khu nghỉ mát và các câu lạc bộ riêng trong nước.
Kết hợp với trả lương cao, Singapore xây dựng một hệ thống luật giám sát rõ ràng và một hệ thống đánh giá công chức hiệu quả, thực chất nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ thu nhập của đội ngũ công chức. Việc làm này đã khiến cho đội ngũ công chức thực hiện một cách tự giác và nghiêm túc “4 không”: “không được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng”.
Ông Lý Quang Diệu - nguyên Thủ tướng Singapore, đã từng khẳng định: “Sự trả công thỏa đáng là nhân tố quan trọng đối với chuẩn mực liêm khiết của hàng ngũ những nhà lãnh đạo chính trị và viên chức cao cấp”.
Hơn nữa, công chức nhà nước bị kết án trước tòa về hành vi tham nhũng còn bị mất việc làm, và nếu họ là những quan chức đã nghỉ hưu thì sẽ bị cắt lương hưu và những lợi ích khác. Họ cũng sẽ không nhận được bất kỳ một sự bổ nhiệm nào ở khu vực công trong tương lai.
Người Singapore gọi công việc trong khu vực công này là “bát cơm sắt” (iron rice bowl) do sự ổn định mà nó mang lại. Tuy nhiên, chính phủ áp dụng những tiêu chuẩn cao trong tuyển dụng. Những người lạm dụng chức vụ lập tức bị đào thải.
Chính phủ Singapore đang thực sự bảo vệ công nhân viên chức. Từ đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có động lực cống hiến trong công việc. Mọi nhà tuyển dụng đều cố gắng tạo ra một môi trường cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, về mặt này, khu vực tư nhân khó có thể bì được với khu vực công. Từ đó, nó trở thành một sự lựa chọn nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn. Nhưng điều đó có nghĩa là chính phủ Singapore đang thu hút được những ứng cử viên tốt nhất hay chỉ là những người mong muốn có nhiều lợi ích và sự ổn định chứ không phải hiệu suất công việc? Đây chính là vấn đề mà PSD phải giải quyết trong quá trình cải cách dịch vụ công tiếp theo.
Mình tổng hợp danh sách bài học từ trước đến nay:
Sinh viên Cao Danh (vai Naoe) và Hoài Thương (vai Noriko) trong vở diễn -Ảnh: Anh Khoa
Ấm áp là bởi khán phòng đã kín chỗ từ rất sớm dù trời mưa. Từ vài năm qua, các buổi thi tốt nghiệp của sinh viên khoa sân khấu ở đây đã được tiếng là chỉn chu, nghiêm túc và "xem rất được", trở thành một "sự kiện" được chờ đón đối với không ít người yêu sân khấu. Khách đến xem phải có vé mời do số chỗ hạn chế. Trong đó có khá nhiều người nổi tiếng: tác giả Lê Duy Hạnh, nghệ sĩ Hữu Châu, Ðại Nghĩa, Kim Huyền, Tuyết Thu, Yến Chi, nhà thiết kế Sỹ Hoàng, Công Trí...
"Không khí căng thẳng" bắt đầu khi NSƯT Thành Hội - phó trưởng khoa sân khấu - phát biểu vài lời trước đêm diễn: "Các sinh viên có hỏi tôi giá vé của suất diễn này là bao nhiêu. Tôi đã trả lời rằng: vô giá!". Anh cho biết buổi học cuối cùng của lớp vừa kết thúc vào 23g ngày hôm trước, cũng là kết thúc chặng đường ba năm khổ luyện của các em. Lớp diễn viên lúc đầu có khoảng 20 sinh viên, đến khi tốt nghiệp chỉ còn lại sáu bạn trụ được.
Ðể đến được với đêm thi tốt nghiệp này, các bạn phải đi làm thêm, tự dành dụm tiền để góp chung làm vở. Những đạo cụ, phục trang, cảnh trí được huy động từ cây nhà lá vườn. Những cựu sinh viên các khóa trước cũng về phụ giúp thiết kế sân khấu, điều khiển âm nhạc, chỉ huy đêm diễn, hóa trang...
Trong suốt quá trình thi, các diễn viên chính vừa biểu diễn vừa phụ chuyển cảnh, làm công việc hậu đài. Do số lượng sinh viên cần tốt nghiệp đông hơn số vai diễn nên hai sinh viên phải chia nhau một vai... Những điều kiện rất sinh viên này sẽ dễ làm nản lòng những khán giả vốn đã quen xem sân khấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi màn mở ra, sự căng thẳng tiếp diễn ở một trạng thái khác.
Mọi người dường như lặng đi để xem một vở kịch hay, được chăm chút kỹ từng chi tiết nhỏ để ngay cả cái khăn len hay tờ lịch treo tường cũng đều ẩn chứa một thông điệp cụ thể. Cũng chẳng ai dám... thở mạnh, sợ làm ảnh hưởng đến sự tập trung cao độ rất đáng trân trọng của các sinh viên - diễn viên trong vai diễn đầu đời của mình. Sau đêm diễn đầu tiên và duy nhất này, mỗi người sẽ một nơi và vở kịch sẽ chỉ còn lại trong ký ức của họ như một kỷ niệm đẹp.
Ðại diện cho lớp, cô diễn viên trẻ Hoài Thương tâm sự: "Ba năm học vừa qua là cả một quá trình gian nan và thử thách. Ðã có lúc chúng tôi tưởng chừng như không thể vượt qua được...". Khoa sân khấu của Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật có quy định cấm sinh viên ra ngoài biểu diễn hay chạy show khi chưa ra trường, nên có trường hợp sinh viên của khoa phải hành nghề... xe ôm để dành tiền làm vở tốt nghiệp.
Ðạo diễn Ái Như - giảng viên của khoa - cho rằng đó là một sự tử tế cần thiết với nghề, cũng giống như một bác sĩ khi chưa học xong thì không được chữa bệnh vậy. NSƯT Thành Hội thì thừa nhận: "Các em chưa bao giờ nhận được nụ cười khen ngợi của tôi!".
Lớp diễn viên cũng được yêu cầu phải dành nguyên một năm học cuối chỉ để chuẩn bị cho vở tốt nghiệp của mình được hoàn hảo nhất. Vì thế nên trước và sau "suất diễn vô giá", sáu bạn sinh viên còn trụ lại được với lớp đã không nén nổi cảm giác tủi thân, yếu mềm trước con đường nghệ thuật trước mắt. Con đường này chắc chắn sẽ còn gian nan hơn rất nhiều những gì họ vừa trải qua trong ba năm học.
Tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông với Điểm Trung Bình, rớt liên tiếp các cuộc thi vào Một Trăm, bắt đầu làm công việc không liên quan và tuy nhiên, tôi vẫn vào top Công Ty Tư Vấn Quản Lý, đạt thành tích Xuất Sắc top 5% tại khu vực Đông Nam Á, được thăng tiến nhanh chóng. Khi đang leo thang sự nghiệp, tôi quyết định từ chức mà không có kế hoạch dự phòng. Hiện tại, tôi làm HLV tự do kiếm vài trăm triệu mỗi tháng. Trải qua nhiều thăng trầm, tôi chỉ muốn chia sẻ chút kinh nghiệm