Thuế Nhập Khẩu Là Thuế Gì

Thuế Nhập Khẩu Là Thuế Gì

Ta có thể hiểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau. Đây là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Ta có thể hiểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau. Đây là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Các trường hợp hàng hóa không phải là đối tượng chịu thuế

Những trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng trong hoạt động xuất khẩu

Xử lý trường hợp thiếu chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Trên đây là những thông tin cơ bản về Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và đối tượng chịu thuế. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey –  đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế chuyên nghiệp nhất.

Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào mặt hàng được sản xuất từ các quốc gia/vùng lãnh thổ khác khi nhập khẩu vào Việt Nam. Vậy thuế nhập khẩu là gì? Các phương pháp tính thuế nhập khẩu ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có thêm thông tin nhé.

Thuế nhập khẩu (tiếng anh là tariff or import levy) là một loại thuế gián thu từ quốc gia/vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài.

Hàng hóa nhập khẩu khi vận chuyển đến cửa khẩu biên giới thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa với tờ khai báo hải quan và tính số thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Tiền thuế nhập khẩu phải nộp trước khi thông quan để đơn vị nhập khẩu có thể đưa hàng hóa lưu thông trong khu vực nội địa.

Hàng hóa nhập khẩu chịu thuế sẽ được cấp một loại mã riêng để phục vụ cho việc quản lý và tính thuế nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu có ý nghĩa to lớn như sau:

- Hàng nhập khẩu có giá thành đắt hơn so với những mặt hàng thay thế trong nước, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại

- Chống lại hành vi dựng rào thuế quan từ các quốc gia khác đánh thuế với hàng xuất khẩu

- Bảo vệ ngành công nghiệp mới tới khi đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Bảo hộ cho một số lĩnh vực sản xuất quan trọng như nông nghiệp

- Cơ sở để đàm phán thương mại, đảm bảo tính minh bạch.

Tùy theo từng hình thức phân loại mà thuế nhập khẩu được chia thành nhiều nhóm khác nhau

Tùy theo từng hình thức phân loại mà thuế nhập khẩu được chia thành một số loại phổ biến hiện nay như sau:

- Phân loại theo phương thức tính thuế:

+ Thuế quan theo đơn giá hàng: được tính là một tỷ lệ phần trăm nào đó trên giá CIF của hàng nhập khẩu

+ Thuế quan theo trọng lượng: được tính theo trọng lượng của hàng hóa nhập khẩu

- Phân loại theo mục đích đánh thuế:

+ Thuế quan bảo hộ: Làm tăng giá nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài

+ Thuế quan tăng thu ngân sách: Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là chủ yếu, bảo hộ cho sản xuất trong nước là thứ yếu.

+ Thuế quan cấm đoán: Mức thuế suất rất cao và gần như không có nhà nhập khẩu nào dám nhập khẩu loại hàng hóa đó.

Quy định về thuế nhập khẩu mới nhất

Biểu thuế nhập khẩu mới nhất

Biểu thuế suất nhập khẩu là bảng thống kê các loại thuế suất được quy định bởi nhà nước với các đối tượng phải chịu thuế nhập khẩu.

Biểu thuế nhập khẩu gồm các loại thuế sau đây:

- Thuế nhập khẩu ưu đãi: Là loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc từ các quốc gia/vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.

- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Hàng hóa nhập khẩu từ các nước có quan hệ thương mại trong hiệp định song phương/đa phương với Việt Nam.

- Thuế nhập khẩu thông thường: Thuế suất chung cho các loại hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia Việt Nam không gia hiệp định thương mại. Mức thuế suất bằng 150% thuế suất ưu đãi với từng mặt hàng tương ứng. Trong trường hợp mức thuế suất ưu đãi là 0% thì căn cứ theo quy định tại điều 10 để quyết định áp dụng mức thuế suất thông thường.

- Thuế bổ sung: Một số loại hàng hóa ngoài việc chịu thuế nhập khẩu còn phải chịu thêm thuế bổ sung khi thuộc trong các trường hợp:

+ Giá bán của hàng nhập khẩu quá thấp so với hàng hóa trong nước

+ Nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia có sự phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu hoặc thuế nhập khẩu Việt Nam.

Phương pháp tính thuế nhập khẩu hỗn hợp

Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp theo phương pháp tính thuế nhập khẩu hỗn hợp dựa vào tổng số tiền thuế theo tỷ lệ % và số tiền thuế tuyệt đối.

Thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa tính thuế theo tỷ lệ %

Thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa tính thuế tuyệt đối

Trên đây là tổng hợp các quy định về thuế nhập khẩu là gì? Quy định về thuế nhập khẩu mới nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Mặc dù hiện nay pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, các văn bản này chưa quy định hay giải thích thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì.

Tùy góc độ tiếp cận khác nhau mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quan niệm khác nhau, cụ thể:

Góc độ kinh tế: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một khoản tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật khi tổ chức, cá nhân này có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới quốc gia.

Góc độ pháp lý: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là quan hệ pháp lý phát sinh giữa một bên nhà người thu thuế (Nhà nước) và một bên là người nộp thuế (tổ chức, cá nhân), trong quan hệ này các bên có nghĩa vụ pháp lý đối với nhau trong quá trình thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (người nộp thuế phải nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật).

Đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu

Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản này là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại..

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.