Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD, đưa Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD, đưa Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.
Qua 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đã liên tục phát triển trong những lĩnh vực đa dạng như kinh tế, mậu dịch, đầu tư, văn hóa, con người. Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại giữa hai nước từ 500 triệu USD năm 1992 đã tăng lên mức kỷ lục 80,6 tỷ USD năm 2021 dù gặp rất nhiều khó khăn kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Đây cũng là cơ sở cho kỳ vọng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 100 tỷ USD trong năm 2022 dù đây là mục tiêu đặt ra của năm 2023.
Trong đó, thành quả lớn nhất trong 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính là hợp tác kinh tế. Xuất, nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam - Hàn Quốc hiện đạt gần 80 tỷ USD. Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững, trong đó tăng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc.
Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong đó, Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác chiến lược quan trọng và lâu dài; mong muốn cùng Hàn Quốc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tại Việt Nam, Hàn Quốc hiện đang đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài với gần 80 tỷ USD; thứ hai về hợp tác phát triển (ODA), lao động, du lịch; thứ ba về hợp tác thương mại.
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2020 (Số liệu tổng hợp từ báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021). Trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc chiếm 16,9% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới.
Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2021 có giá trị 34,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020.
2. Về các nhóm hàng hóa thông thương giữa hai nước
Các nhóm hàng xuất khẩu chính sang Hàn Quốc có: Điện thoại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Hàng dệt, may; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Gỗ và sản phẩm gỗ; Hàng thủy sản; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Xơ, sợi dệt; Giày dép; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; Kim loại thường khác và sản phẩm; Sắt thép; Sản phẩm từ chất dẻo; Dây điện và dây cáp điện; Sản phẩm từ sắt thép; Hàng rau quả; Hóa chất; Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù; Sản phẩm hóa chất; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày;...
Hình 1: Cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam theo phân nhóm hàng hóa năm 2021
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 21,9 tỷ USD tăng 14,9% so với năm 2020. Chi tiết cụ thể kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu tại bảng sau:
Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Hàn Quốc
Điện thoại các loại và linh kiện
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
Kim loại thường khác và sản phẩm
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Các nhóm hàng nhập khẩu chính từ Hàn Quốc có: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Chất dẻo nguyên liệu; Kim loại thường khác; Vải; Sản phẩm từ chất dẻo; Sắt thép; Linh kiện, phụ tùng ô tô; Sản phẩm hóa chất; Xăng dầu; Sản phẩm từ sắt thép; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; Hóa chất; Cao su; Sản phẩm khác từ dầu mỏ; Giấy; Dây điện và dây cáp điện; Sản phẩm từ kim loại thường khác; Phương tiện vận tải khác và phụ tùng; Dược phẩm; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; Xơ, sợi dệt; Ô tô nguyên chiếc; Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; Sản phẩm từ cao su;… Chi tiết cụ thể kim ngạch và tăng trưởng nhập khẩu tại bảng sau:
Bảng 2: Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hàn Quốc
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Điện thoại các loại và linh kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
Sản phẩm từ kim loại thường khác
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
3. Hàn Quốc đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Hợp tác kinh tế luôn là điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước từ trước tới nay. Theo Bộ Công Thương, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là kinh tế, thương mại có sự phát triển nhanh chóng, kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc” năm 2009 và Hàn Quốc là 1 trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Ngoài ra, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất; đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc, Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam đóng góp hơn 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Hanwha, Doosan, Posco, SK… đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương Việt Nam, từng bước giúp cho Việt Nam tham gia sâu hơn và rộng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực điện tử, phụ tùng ô tô, cơ khí, luyện kim…
Hàn Quốc cũng là 1 trong số ít quốc gia tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Việt Nam như FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác dinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…
Thực tiễn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam thời gian qua có những đặc điểm nổi bật sau:
- Một là, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng liên tục và với số vốn lớn.
- Hai là, tính đa dạng trong lĩnh vực đầu tư, trong đó có sự chuyển biến tích cực từ lĩnh vực dệt may sang sản xuất hàng điện tử công nghệ cao.
- Ba là, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam mang tính lâu dài và ổn định.
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các chuyên gia và nhà quản lý các nước, trong đó có Hàn Quốc duy trì các hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Bên cạnh các cơ chế hợp tác song phương, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam và Hàn Quốc là 2 đối tác quan trọng và đã sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn để Hiệp định đi vào thực thi từ đầu năm 2022. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, tiếp tục củng cố vị thế là các đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của nhau cũng như phát triển sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Với các ưu đãi thuế quan (trong đó có việc loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đến 2040), hài hòa hóa các cam kết, tiêu chuẩn và giảm bớt thủ tục xuất khẩu, Hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Ngoài ra, Việt Nam - Hàn Quốc có nhiều cơ chế hợp tác như Ủy ban Liên chính phủ, cơ chế đối thoại cấp Phó Thủ tướng về hợp tác kinh tế, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác năng lượng, công nghiệp, thương mại, Ủy ban hỗn hợp về thực thi FTA Việt Nam – Hàn Quốc … Đây là những cơ chế giúp Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát triển vững chắc, hợp tác bền vững./.
Phòng Thông tin, thư viện & Xúc tiến Thương mại - VIOIT